Hà Nội quyết chi 7.210 tỉ đồng làm đoạn đường đắt nhất dài 2,2 km

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
UBND TP Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt Dự án xây dựng đường vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu-Voi Phục) giai đoạn 1 có chiều dài 2,2 km, với tổng mức đầu tư lên đến hơn 7.210 tỉ đồng.
 Khi hoàn thành, đoạn đường Hoàng Cầu - Voi Phục sẽ thông toàn tuyến đường vành đai 1 trong nội thành Hà Nội - Ảnh: Huy Thanh
Khi hoàn thành, đoạn đường Hoàng Cầu - Voi Phục sẽ thông toàn tuyến đường vành đai 1 trong nội thành Hà Nội - Ảnh: Huy Thanh
UBND TP Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt dự án xây dựng đường vành đai 1 TP Hà Nội, đoạn Hoàng Cầu-Voi Phục (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư lên đến hơn 7.210 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án là từ 2018 đến 2020.
Tuyến đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu-Voi Phục có chiều dài 2.274 m, mặt cắt ngang 50 m (bao gồm 2 cầu vượt trực thông theo hướng vành đai 1 tại các nút Giảng Võ - Láng Hạ và nút giao với đường Nguyễn Chí Thanh). Điểm đầu giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu; điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục.
Dự án được đầu tư xây dựng các hạng mục chiếu sáng, cây xanh, thoát nước… khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cảnh quan. Dự án cũng sẽ mở các ngõ ngang theo quy hoạch năm 1999 tại ngõ 879 Đê La Thành (dốc Bệnh viện Nhi Trung ương) và đường vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án tuyến đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục là hơn 7.210 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng hơn 627,6 tỉ đồng, còn lại chi phí giải phóng mặt bằng chiếm tỷ lệ lớn với hơn 5.818 tỉ đồng, được bố trí từ nguồn ngân sách TP.
Theo phê duyệt của UBND TP Hà Nội, dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội làm chủ đầu tư.
Như vậy, đây sẽ là tuyến đường đắt nhất Thủ đô từ trước đến nay.
Tuyến đường vành đai 1 từ đê Nguyễn Khoái đến Cầu Giấy là đường trục chính đô thị (trục chính chủ yếu) nằm trên trục Đông - Tây thuộc khu vực trung tâm TP Hà Nội.
Việc hoàn thiện tuyến đường vành đai 1 được TP phê duyệt từ lâu. Do nguồn vốn lớn, thành phố phải chia thành nhiều dự án, thi công theo các giai đoạn khác nhau, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục là đoạn tuyến cuối cùng để khép kín vành đai 1.
Huy Thanh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.