Gương mặt thơ: Hương Đình tiến sĩ Toán làm thơ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Việt Nam có mấy nhà toán học là nhà thơ nổi tiếng như: Vương Trọng, Thạch Quỳ, Hương Đình... Hương Đình (Tiến sĩ Trịnh Đào Chiến) làm thơ từ thuở học sinh. Thơ anh kiệm lời nhưng thi ảnh và ngôn ngữ đẹp, tứ sâu và tinh. Tính biểu đạt trong thơ anh rất cao và ngày càng hướng về ẩn dụ hiện thực. Anh đã có 4 tập thơ, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Không chỉ làm thơ, anh còn viết cả truyện ngắn và phê bình văn học.
                                                                     ( Nhà thơ Văn Công Hùng-tuyển chọn và giới thiệu)
Nhà thơ Hương Đình. Ảnh: V.C.H
Nhà thơ Hương Đình. Ảnh: V.C.H
- Màu cao nguyên

Minh họa: H.T
Minh họa: H.T
Trẻ con tóc khét bụng ỏng cười ngập trong đỏ
đỏ chiều, đỏ đường, đỏ quả gì gì, váy tua rua đỏ.
Người lớn tóc xoăn vú mướp lầm lụi nâu
lưng nâu, môi nâu, nhà sàn nâu, thuốc lá nâu.
Không có nụ tầm xuân nào rừng cũng xanh quá thể
cà phê xanh, cao su xanh, xanh mít, xanh tiêu, xanh điều, xanh cỏ.
Gió đi đến đâu vàng đến đó
dã quỳ vàng, lá ngô vàng, những đàn bò vàng, những cơn sốt rét vàng.
Đêm trắng trăng, trắng suối, trắng nước
đom đóm trắng, tượng mồ trắng, chiêng ché trắng, tha ma trắng.
Tôi đi giữa đỏ nâu xanh vàng trắng, giữa trẻ con và người lớn
như người mộng du, như người từ cõi khác.
- Sói
Ta, con sói cũ đại ngàn
một ngày rừng động hồng hoang xa lìa
đâu rồi tiếng tru ta xưa
chiều nay về lại rừng thưa ướt đằm.
Cây già gục xuống trăm năm
lưỡi rìu sắc lóa chằm chằm đợi ta
tiếng cưa nghiến mép suối già
vạt rừng cháy ngún trên da thịt này
mẹ chim đã mỏi đường bay
tổ non chao chát chiều nay có về
uống đi trăn, bát huyết thề
rượu tràn túy lúy dầm dề cuộc chơi.
Ta về ngậm ngải người ơi
bóng trầm khuất khuất, trăng rơi ròng ròng
ta về cất tiếng tru không
tiếng ta chìm giữa mênh mông rừng tàn
xác ta treo lưng thác ngàn
thân ta chồi biếc hàng hàng dựng lên.
- Ngày thường
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Không gà gáy không chó sủa
phải bắt đầu bằng gì nhỉ
cửa sắt nhà ai kèn kẹt ngái ngủ
leng keng đâu rồi
ừ mà hình như lâu rồi
không còn nghe tiếng leng keng buổi sáng.
Hình như ta quên tắt đèn ngủ
hình như ta quên cái di động
hình như ta quên cài khuy áo thứ năm
hình như xe máy ta vừa trôi về đâu đó
hàng xà cừ trang nghiêm đồng phục xanh
trời thênh thang rộng trời thản nhiên xanh
xanh cao quá làm sao ta chạm được.
Cơn bão ngủ ngoan trong bọc
mơ đầy túi áo làm sao đây
sương cũng tan thôi nắng đã dày
gọi ta về với trật tự thẳng ngay.
Chiều không bạn thì ta về với vợ
bạn chê ta toàn việc cỏn con
ta ít khi say nên ta thường sợ
ta như mũi tên lao đi còn lùng nhùng dây nhợ
chiều chiều ta như con quạ
vừa bay vừa gọi tên mình.
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.