Giới trẻ hào hứng chụp ảnh sống ảo với con đường dốc đứng ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nằm trên tuyến tránh của TP. Pleiku đi Kon Tum, con đường dốc đứng ở Gia Lai chỉ khoảng 1km nhưng nhìn từ xa như trải dài đến chân trời.

Nằm trên tuyến tránh của TP. Pleiku đi Kon Tum, con đường dốc đứng ở Gia Lai chỉ khoảng 1km nhưng nhìn từ xa như trải dài đến chân trời.

Ghé con đường dốc đứng ở Gia Lai vào tháng 3, du khách có thể hít hà hương thơm của những vườn cà phê xanh mướt đang trổ hoa. Con đường thuộc xã Ia Pếch, huyện Ia Grai này là nơi giới trẻ mách nhau là "điểm check-in không thể bỏ qua" khi ghé thăm Tây Nguyên đại ngàn.

Con đường dốc đứng ở Gia Lai vào mùa khô. Ảnh: NVCC

Con đường dốc đứng ở Gia Lai vào mùa khô. Ảnh: NVCC

Đoạn đường này cách trung tâm TP Pleiku khoảng 15km, với biển cảnh báo dốc dài 470m. Dù trên ảnh trông con dốc dựng đứng, thực tế không khó đi vì độ dốc vừa phải, đường trải nhựa phẳng, không có ổ gà.

Vào mùa khô, cung đường ngập nắng với những mảng màu xanh chen lẫn sắc đỏ của đất Tây Nguyên. Mùa mưa, cây cối tốt tươi. Duy nhất một lần giữa khắc giao giữa mùa mưa và mùa khô, du khách có thể chiêm ngưỡng cả sắc vàng rực rỡ của những cây hoa điệp hai bên đường.

Phan Việt Huy, 26 tuổi, có dịp check-in con đường dốc đứng trong chuyến du lịch Gia Lai vào tháng 3. Việt Huy cho biết địa điểm này không gần những điểm du lịch khác ở Pleiku nhưng đáng ghé thăm.

Cung đường dốc nằm trên tuyến tránh, không đông xe cộ qua lại. Ảnh: NVCC

Cung đường dốc nằm trên tuyến tránh, không đông xe cộ qua lại. Ảnh: NVCC

"Bạn có thể tìm ngay trên Google Maps với từ khóa 'Con đường dốc đứng đẹp nhất Gia Lai'. Cung đường này có ba, bốn con dốc liên tục trải giữa cánh đồng điện gió nên cảnh rất hùng vĩ", chàng trai chia sẻ.

Nam du khách đến từ Hà Nội lưu ý dù tuyến đường xa trung tâm không đông xe cộ, mọi người vẫn luôn phải cẩn trọng quan sát và chọn vị trí đứng khi dừng lại chụp ảnh. Đi khắp Tây Nguyên, du khách cũng có thể bắt gặp những cung đường dốc đứng khác với khung cảnh không kém phần hấp dẫn.

Cung đường dốc vừa phải nhưng nếu biết căn góc chụp, du khách sẽ có tấm ảnh trông như dốc dựng đứng kéo dài đến tận chân trời. Ảnh: NVCC

Cung đường dốc vừa phải nhưng nếu biết căn góc chụp, du khách sẽ có tấm ảnh trông như dốc dựng đứng kéo dài đến tận chân trời. Ảnh: NVCC

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.