Giới đầu tư địa ốc đang tính toán điều gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khá nhiều NĐT “nhấp nhổm” khi dịch Covid-19 tái bùng phát trở lại lần 2. Trong đó, không ít NĐT phải tính toán lại dòng tiền của mình đối với danh mục đầu tư.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Rõ ràng, dịch đã làm thay đổi "khẩu vị" đầu tư của giới đầu tư địa ốc cũng như thay đổi cách họ ứng phó với dòng tiền. Bên cạnh nhiều NĐT vẫn tìm kiếm cơ hội trong mùa dịch thì đa phần NĐT rơi vào trạng thái nghe ngóng hoặc chấp nhận "rút vốn nhanh" ở một số phân khúc, thậm chí chuyển dòng tiền vào kênh đầu tư khác để chờ đợi thị trường BĐS tốt lên. Phản ứng nhanh này theo ghi nhận, hầu hết rơi vào các NĐT mới tham gia thị trường, hoặc NĐT có kinh nghiệm tầm 3-5 năm trên thị trường địa ốc. Họ sẽ tính toán dòng tiền linh hoạt khi khả năng chịu áp lực tài chính thấp hơn những NĐT gạo cội. Họ cũng chính là đối tượng mà khi thị trường tốt thường có xu hướng lướt sóng.
Có một thực tế đang diễn ra khá rõ nét trên thị trường BĐS hiện nay là, nhiều NĐT đang "co cụm" dòng tiền của mình và nghe ngóng thị trường thay vì mạnh bạo "xuống tiền" như trước đây. Đây chính là lý do khiến sức mua ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp đều chững lại ở thời điểm này. Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R&D DKRA Vietnam cho hay, có một điểm dễ nhận thấy là tâm lý thận trọng vốn đã phát sinh từ sau đợt dịch lần 1 (tháng 3 – 4) thì lần này gia tăng cao hơn và đang là điểm nổi bật của thị trường trong các tháng vừa qua.
Trong đó, đa số NĐT có tâm lý nghe ngóng, chờ đợi xem thị trường diễn biến thế nào. Một số NĐT khác chưa giải phóng được hàng; một số thì do áp lực tài chính để tiếp tục thực hiện hợp đồng với CĐT nên phải giảm nhu cầu, giảm lời hoặc cắt lỗ nên rao bán hạ giá.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Như vậy, trên thị trường đang xuất hiện tâm lý chờ giảm giá khá rõ nét. Nhiều người có tiền vẫn "ngóng" diễn biến của thị trường để quyết định vào hay không. Động thái chờ giảm giá đã xuất hiện ở đợt dịch lần 1 lại càng thể hiện rõ nét ở đợt 2. Một số chuyên gia trong ngành nhận định, có thể đến cuối năm sẽ có làn sóng NĐT đi "gom hàng" khi thị trường xuất hiện nhiều cơ hội mua được giá mềm từ những NĐT yếu thế khác trên thị trường. Dĩ nhiên, việc giảm giá trên diện rộng sẽ khó xuất hiện vì có thể đến quý 3/2021, thị trường BĐS sẽ phục hồi với hi vọng có vắc-xin điều trị virus.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, CEO Đại Phúc Land cho hay, hiện tại NĐT đang cân nhắc kỹ với dòng tiền. Đó đang là tâm lý bao trùm diễn ra trên thị trường BĐS hiện nay.
Trong đó, khách hàng nguồn tài chính không đủ sẽ cân nhắc kỹ hơn về phương án vay ngân hàng vì e ngại về dòng tiền. Tuy nhiên hiện nay các CĐT đều chủ động đưa ra giải pháp thanh toán linh hoạt, theo đó khách hàng chỉ cần thanh toán trước 20-30% giá trị sản phẩm cho đến khi nhận nhà trong vòng 24-36 tháng sau đó.
BĐS cho thuê đang gặp khó khăn, giá cho thuê giảm mạnh và nhu cầu thuê thấp do ảnh hưởng dịch bệnh. Tuy nhiên đây chỉ là khó khăn ngắn hạn, cần thời gian hồi phục sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Trong giai đoạn này không chỉ các nước mà tại Việt Nam cũng đã xác định sống chung với dịch bệnh trong khoảng 6-12 tháng sắp tới. Và cần thời gian hồi phục từng bước từ 12-24 sau đó khi dịch bệnh được kiểm soát nếu lộ trình áp dụng vaccine đại trà thuận lợi.
Theo đó, bà Hương cho rằng, ưu tiên số một vẫn phải có khoản tài chính dự phòng đảm bảo chi phí cho sinh hoạt gia đình hoặc duy trì hoạt động doanh nghiệp trong khoảng 6-12 tháng sắp tới khi chúng ta xác định vẫn tiếp tục sống chung với dịch bệnh.
Theo vị CEO này, tùy theo khẩu vị của NĐT, nguồn tài chính, mức độ kỳ vọng lợi nhuận mà có thể lựa chọn các hình thức đầu tư khác nhau như vàng, chứng khoán hay BĐS... Đối với kênh đầu tư BĐS cần có sự chọn lọc kỹ về sản phẩm và nên hướng đến mục tiêu đầu tư trong dài hạn. Giai đoạn hiện nay khách hàng được hưởng nhiều lợi thế khi giá không tăng nhiều, chính sách thanh toán linh hoạt cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.
"BĐS vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn trong dài hạn được khách hàng lựa chọn. Khách hàng có tiền mặt vẫn chọn BĐS là kênh tích lũy tài sản an toàn. Họ sẽ lựa chọn sản phẩm tốt, thanh khoản cao và giá trị thực bao gồm yếu tố thương hiệu CĐT, pháp lý dự án, cam kết đầu tư phát triển dự án bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và tiện ích phục vụ nhu cầu an cư", bà Hương nhấn mạnh.
Theo Hạ Vy (cafef.vn/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất