“Giờ thứ sáu tới giờ thứ chín”: Sự khốc liệt bao dung

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Lâu lắm tôi mới đọc một tiểu thuyết chiến tranh dữ dội và khốc liệt đến thế. Ấy là cuốn “Giờ thứ sáu tới giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một. Không gian trải dài từ một tỉnh miền Trung-nơi khốc liệt nhất của cuộc chiến tới một địa phương miền Đông Nam Bộ, cửa ngõ Sài Gòn. Thời gian là mấy năm trước 1975. Và nhân vật là những gia đình nông dân ở cái vùng khốc liệt kia với những người dân ở cái địa danh có tên Thủ Biên.

Tất nhiên, nhân vật chính vẫn là những người trẻ, những số phận sẽ bị chiến tranh quăng quật, chà xát, dẫu họ vẫn sống, vẫn yêu và vẫn tồn tại, dẫu mỗi người một số phận, một hoàn cảnh.

Nguyễn Một là người chứng kiến cuộc chiến tranh ấy, bởi anh sống ở cái vùng khốc liệt ấy, gia đình anh hứng chịu những gì tàn bạo nhất của chiến tranh. Bố mẹ bị chết bởi đạn trước mắt anh, khi anh là một cậu bé, đủ thấy trong mắt anh chiến tranh nó như thế nào. Anh phải theo ông cậu vào một vùng đất khác và lấy họ cậu, coi cậu như cha. Cứ như thấp thoáng hoàn cảnh cá nhân anh trong đấy, tất nhiên, đó cũng là hoàn cảnh của cả dân tộc một thời.

Một gia đình nông dân chỉ muốn yên ổn làm ăn, làm ruộng thôi, có đàn trâu thân thiện như người. Nhưng rồi chiến tranh, họ chia làm... 3 phe. Một phe muốn yên ổn làm ăn, kiên quyết bắt con trốn lính. Tất nhiên, đấy là “phe” bố mẹ. Còn mấy anh em, chia làm 2 phe. Họ không tự chia, mà thời thế bắt họ chia. Súng đạn, bom pháo... có nhiều trang đọc mà sởn người. Con người xuất hiện từ những đêm bom đạn hỗn độn như thế. Trong đó, đỉnh điểm là cái đêm 3 đứa con trai nhưng chia thành 2 phe trong gia đình ấy cùng bị chết trong một vụ đụng độ lớn. Và, cái cách hai phía tổ chức tang lễ cho quân nhân của mình cũng đầy ấn tượng.

Tác phẩm “Giờ thứ sáu tới giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một. Ảnh: V.C.H

Tác phẩm “Giờ thứ sáu tới giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một. Ảnh: V.C.H

Với hơn 300 trang sách, Nguyễn Một dẫn ta đi trong những trạng huống hết sức hồi hộp, nhưng lạ là hồi hộp một cách điềm tĩnh. Những nhân vật với số phận vừa ly kỳ vừa bình thường, những tính cách va nhau chan chát nhưng lại chịu được nhau. Những bi kịch, có bi kịch tới thắt nghẹn... nhưng rồi đều được hóa giải, vừa bởi tài xếp đặt kỹ thuật của nhà văn và cũng vừa bởi cái bản chất nhân văn, cái nhìn luôn hướng về phía sáng của nhà văn. Nên kết thúc, đa phần họ trở về và gặp nhau. Cái kết thúc hết sức bất ngờ sau những dẫn dắt rất bí hiểm và mờ mịt.

Có sự gặp nhau viên mãn xa xót, có cuộc trùng phùng dở dang, tiếc nuối. Nhưng dẫu là chiến tranh khốc liệt, tàn bạo thế, vẫn có tình yêu đẹp, rất đẹp. Phía này hay phía kia, yêu nhau là đẹp. Cứ veo veo, cứ trong sáng thế, dẫu éo le, dẫu nghịch cảnh, dẫu khập khễnh, dẫu khó lý giải... nhưng cuối cùng, sự hợp lý được đưa ra để có một kết thúc có hậu. Cuộc tình Trang và Tâm mà không đẹp à, đẹp và khốc liệt. Khốc liệt cả khi họ tái hợp, trong nước mắt và đau đớn, nhưng đẹp. Đẹp tới quặn thắt. Cuộc tình Sơn Diễm không đẹp à? Dẫu nhiều lúc nó làm ta thót tim. Nó đẹp một cách... Nguyễn Một, tức lãng đãng, tức như không thật, tức nó không bình thường, tức nó quá đẹp, quá mỏng manh, quá yếu ớt giữa ầm ào chiến trận.

Nguyễn Một có một trí nhớ rất tài. Nhiều chi tiết từ thời 1975 được anh kể lại chính xác. Nhiều câu thơ của nhà thơ anh rất yêu Nguyễn Tất Nhiên được dẫn.

Tôi cố tình không tóm tắt tiểu thuyết này, bởi như thế khi đọc sẽ mất đi sự thú vị, đặc biệt là sự hồi hộp bởi cách dẫn chuyện rất khéo của tác giả. Tôi chỉ nhắc lại vài ấn tượng sau khi tôi buông sách, sau 2 ngày đọc và 1 đêm trằn trọc sau khi đọc xong. Tôi đã gần như không ngủ và thi thoảng có chợp mắt thì những ám ảnh của cuốn sách, ám ảnh chiến tranh lại hiện ra. Tôi và thế hệ tôi sinh ra và lớn lên trong chiến tranh. Tôi chứng kiến cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, sau 1975 về quê ở Huế chứng kiến chiến tranh cũng vừa qua, vẫn tươi rói những hoàn cảnh anh em bà con của mình vừa qua chiến tranh. Nguyễn Một trải qua chiến tranh ở phía Nam, là chính “nhân vật” của chiến tranh giáp mặt. Tôi đã về quê Nguyễn Một, đã nghe anh kể về cuộc đời kỳ lạ của mình, từ một cậu bé đang ngủ với mẹ chứng kiến mẹ bị bắn chết ngay trước mắt mình, tới khi vào ở với người cậu một thời cơ cực vì cậu rất nghèo, nhưng đã nuôi cháu nên người; cả khi đi làm giáo viên, anh vẫn phải tranh thủ đi... bán kem, rồi trở thành nhà báo, nhà văn như hiện nay.

Mãi tới những dòng cuối cùng của cuốn tiểu thuyết, tôi mới hiểu giờ thứ sáu và giờ thứ chín nó liên quan gì tới câu chuyện mà anh đặt làm tên tiểu thuyết. Nó là một câu trong kinh thánh: “Lúc đó vào khoảng giờ thứ sáu, tối tăm liền bao trùm cả mặt đất cho đến giờ thứ chín. Mặt trời trở nên u ám, màn trong đền thờ xé ra làm đôi ngay chính giữa...”.

Tôi đọc được sự điềm tĩnh, bao dung và cái nhìn nhân văn của Nguyễn Một về cuộc chiến, về con người từ tiểu thuyết này nên những tàn khốc, những bạo liệt, những xa xót, ê chề... cuối cùng cũng làm ta rung cảm, bớt đi ngột ngạt, dẫu có đoàn viên mà lại cũng có chia lìa. Nó như cái cách nhân vật chính Sơn nhận ra màu chiều huyền hoặc của dòng sông...

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.