Gieo con chữ, sáng niềm tin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mỗi tuần 5 buổi tối, các học viên đủ mọi lứa tuổi của 2 lớp xóa mù chữ tại xã Ia Din (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) lại háo hức đi học. Ai cũng mong mình đọc thông, viết thạo để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
  1. Từ 17 giờ đến 19 giờ các ngày từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, tại 2 lớp học xóa mù chữ được tổ chức ở Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (làng Nẻh, xã Ia Din) lại vang lên tiếng ê a đọc bài. Các học viên ở nhiều độ tuổi khác nhau, người lớn nhất là khoảng 60 tuổi, trẻ nhất ở khoảng ngoài 20. Ai nấy đều học bài say sưa. Có chị miệt mài đọc bài theo cô giáo, một tay dò theo từng con chữ, một tay vẫn nắm chặt tay cô con gái chừng 4-5 tuổi, còn trên lưng thì địu cậu con trai nhỏ.
Một tiết học của lớp xóa mù chữ tại xã Ia Din, huyện Đức Cơ. Ảnh: H.D

Một tiết học của lớp xóa mù chữ tại xã Ia Din, huyện Đức Cơ. Ảnh: H.D

Ông Siu Ya (làng Nẻh) năm nay đã ngoài 60 tuổi. Tuy tuổi đã cao, nhưng ngay khi biết thông tin xã mở lớp xóa mù chữ, ông liền đăng ký theo học. Đã gần 1 tháng kể từ khi khai giảng, ông vẫn đều đặn đến lớp thật sớm trong tâm trạng rất phấn khởi. Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù đã lớn tuổi, lại chưa từng đi học, nhưng ông viết chữ đẹp nhất lớp, từng nét ngay ngắn, thẳng hàng, đều tăm tắp.

Ông chia sẻ: “Tôi là học viên lớn tuổi nhất của cả 2 lớp xóa mù chữ. Ngày trước, vì cuộc sống quá khó khăn nên tôi không có cơ hội đến trường. Nay được chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện cho đi học, tôi mừng lắm. Do tuổi đã cao dẫn đến khó tiếp thu nhưng tôi sẽ cố gắng. Đi học để biết được cái chữ, đọc được sách báo, từ đó sẽ tiếp thu được nhiều điều hay, có ích cho cuộc sống. Tôi cũng muốn nêu gương để con cháu trong nhà học theo”.

Còn chị Rơ Mah Kel (làng Al Gôn) thì hào hứng cho hay: “Tôi năm nay 35 tuổi. Ban ngày đi làm ruộng, buổi tối cũng chỉ ở nhà, không vướng bận gì. Vậy nên, khi trưởng thôn thông báo xã mở lớp học xóa mù chữ, tôi liền đăng ký đi học. Tôi nghĩ rằng, khi biết chữ rồi sẽ có thêm nhiều kiến thức và cuộc sống của mình sẽ ngày một tốt hơn”.

Cô Nguyễn Thị Ánh Dương cho biết: “Lớp tôi đang dạy có 44 học viên. Do lứa tuổi khác nhau nên việc tiếp thu bài giảng của các học viên cũng khác nhau. Cũng có học viên chúng tôi phải đến tận bàn để hướng dẫn, gò nắn từng nét chữ”.

Đã trên 60 tuổi, nhưng ông Siu Ya là học sinh chăm học và viết chữ đẹp nhất lớp. Ảnh: Hà Duy

Đã trên 60 tuổi, nhưng ông Siu Ya là học sinh chăm học và viết chữ đẹp nhất lớp. Ảnh: Hà Duy

Ông Phùng Văn Cường-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Din-cho biết: “Để tổ chức được 2 lớp với 70 học viên, cuối tháng 6, xã đã thông báo để già làng, trưởng thôn tuyên truyền, vận động, thông báo cho người dân đăng ký theo học. Bà con đăng ký đông lắm, đến 90 người, nhưng chúng tôi chỉ có thể nhận 70 người, vì lượng giáo viên không đủ nên tạm thời mới tổ chức 2 lớp. Chúng tôi cũng thông báo khóa học kéo dài 2 năm (2023-2025) để bà con chủ động thời gian, đồng thời động viên người dân bám lớp đến cùng. Để tạo điều kiện cho người dân, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và một số đơn vị khác hỗ trợ bút, vở, bảng, phấn... Chúng tôi cũng xây dựng phương án bà con theo học đầy đủ 5 buổi/tuần, nhưng đến vụ thu hoạch thì sẽ giảm còn 2-3 buổi/tuần”.

Không chỉ ở xã Ia Din mà một số xã khác như Ia Kla, Ia Dơk cũng mở lớp xóa mù chữ. Ông Rơ Mah Nam-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Dơk-cho biết: “Chúng tôi đã tổ chức khai giảng lớp xóa mù chữ được gần 1 tháng với 35 học viên. Bà con rất ham học, đi học chuyên cần, tự giác”.

Theo khảo sát, huyện Đức Cơ còn 1.360 người mù chữ. Trong đó, số người đăng ký lớp học xóa mù chữ đợt này là gần 130 người. Dự kiến đến hết năm 2023, toàn huyện sẽ mở 6 lớp xóa mù chữ cho khoảng 150 học viên. Ông Siu Luynh-Phó Chủ tịch UBND huyện-thông tin: “Huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị và UBND các xã huy động các gia đình, dòng họ, người có uy tín tích cực vận động người mù chữ tại địa phương tham gia các lớp xóa mù chữ. Huyện cũng chỉ đạo các trường học tổ chức rà soát, thống kê số lượng người mù chữ, tái mù chữ, huy động tối đa người mù chữ ra lớp. Trên cơ sở rà soát nhu cầu số lớp, số học viên, hàng năm, huyện sẽ xây dựng kế hoạch mở lớp, đảm bảo hoàn thành thực hiện công tác xóa mù chữ cho người dân vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện”.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.