Giám sát để nhà ở xã hội đến đúng người cần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhằm góp phần thúc đẩy việc xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú cho công nhân, nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nêu quan điểm, cần định hình rõ hệ thống chính sách hỗ trợ để đúng đối tượng thụ hưởng, hạn chế tối đa việc trục lợi từ hỗ trợ chính sách NƠXH.
Nhà ở cho công nhân vẫn đang rất thiếu. Ảnh: Hải Nguyễn
Nhà ở cho công nhân vẫn đang rất thiếu. Ảnh: Hải Nguyễn

Giải quyết căn cơ, hiệu quả vấn đề nhà ở cho công nhân

Thực tế nhà ở vẫn là nỗi đau đáu của nhiều công nhân, có an cư thì mới lạc nghiệp, có chỗ ở ổn định thì mới tập trung vào công tác. Song, nhà ở cho công nhân vẫn đang rất thiếu. Thực tế hiện nay cho thấy, với mức lương trung bình 6-9 triệu đồng/người/tháng, hầu hết các gia đình công nhân không có nhiều khả năng tích lũy tài chính để mua NƠXH.

Vừa qua Quốc hội ban hành Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển NƠXH từ năm 2015 đến hết năm 2023". Các chuyên gia và ĐBQH kỳ vọng sẽ mang lại đột phá để phát triển NƠXH đi đúng hướng, tạo hiệu quả trong thực tế trong bối cảnh Chính phủ đã phê duyệt đề án đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.

Theo đó, để chính sách thực sự tạo hiệu quả trong thực tế, vấn đề tổ chức thực thi là rất quan trọng làm sao để NƠXH đến đúng đối tượng. ĐBQH Lê Thanh Hoàn - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá - cho rằng, trong quá trình thực hiện chính sách NƠXH vẫn còn nhiều khó khăn, chỗ ở cho người dân, đặc biệt là cho đối tượng thụ hưởng chính sách NƠXH thực tế còn khoảng cách rất xa so với mục tiêu và nhu cầu đề ra.

Do đó, đại biểu kiến nghị cần tập trung giải quyết cơ bản nhu cầu về nhà ở cho người dân, bổ sung cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển mạnh mẽ NƠXH. Để phát triển NƠXH thực sự đạt mục đích, cần phải định hình rõ hệ thống chính sách hỗ trợ để đúng đối tượng thụ hưởng, hạn chế tối đa việc trục lợi từ hỗ trợ chính sách NƠXH.

ĐBQH Lê Thanh Hoàn đề nghị phạm vi giám sát cần phải toàn diện, cần có sự đánh giá xuyên suốt quá trình phát triển nhà ở. Làm rõ hơn những ai đang sinh sống trong NƠXH, tổ chức nào cung cấp NƠXH, NƠXH được trợ cấp và hỗ trợ như thế nào, thực trạng quản lý, sử dụng trong thời gian qua ra sao?

Theo ĐBQH Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai), trong việc thực hiện chuyên đề giám sát này, những vấn đề nào mà người dân, thị trường đang yêu cầu làm rõ, giải quyết thì cần được triển khai. Đặc biệt là việc cân đối trong các phân khúc, điều tiết thị trường bất động sản và phát triển NƠXH cho người dân.

Đồng thời tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, tránh tạo sự xung đột về bất động sản và điều tiết được nhà ở để phục vụ cho các tầng lớp nhân dân một cách phổ quát.

Tiện lợi đôi đường

Có một thực tế là nhà ở cho công nhân lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất là mong ước của nhiều người.

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội - cho biết, nhu cầu để có một chỗ ở đối với công nhân lao động là rất lớn. Đó có thể là chỗ ở do người lao động sẽ mua, sở hữu hoặc chỗ ở đấy người ta ở tạm trong thời gian lao động. Không có gì lý tưởng hơn là chỗ ở gần nơi làm việc để giảm được thời gian đi lại.

Nếu chỗ ở gần với nơi làm việc thì người lao động yên tâm công tác, gắn bó với khu công nghiệp, khu chế xuất. Trên cơ sở đó, người lao động gắn bó với doanh nghiệp, chất lượng lao động năng suất cao hơn, đời sống người ta sẽ tốt hơn. Và đó cũng là mục đích cuối cùng của các chính sách cũng như quy định của Đảng, Nhà nước.

Ông Nghĩa hoàn toàn ủng hộ quan điểm này và đề nghị hoàn thiện hành lang pháp lý, nhất là trong 3 luật như: Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở để chúng ta có nhiều cơ sở pháp lý rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc đầu tư xây dựng nhà ở lưu trú cho công nhân.

Chuyên gia kinh tế GS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, người thu nhập thấp có thể mua được NƠXH hiện nay là cực kỳ khó khăn. Với mức thu nhập khoảng từ 6-9 triệu đồng/người/tháng thì theo tính toán của các chuyên gia, trong thời điểm như hiện tại họ phải mất khoảng 57 năm mới có thể mua được nhà với mức giá trung bình.

Rõ ràng, với điều kiện như vậy thì việc người mua NƠXH phải đi vay, phải huy động các nguồn lực từ bạn bè, người thân để đủ khả năng chi trả cho việc mua nhà là bắt buộc. Đặc biệt, với phía cơ quan quản lý nhà nước thì chi phí cho vay mua nhà cần được kéo dài hơn 25-35 năm, từ đó người mua NƠXH có thể thực hiện việc trả nợ dần dần khi vay vốn mua nhà.

Quy mô, vốn vay mua nhà cũng phải lớn hơn so với hiện nay, lúc đó người mua nhà mới có thể thực hiện mong ước mua được NƠXH.

Có thể bạn quan tâm

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

(GLO)-

"Nhà là nơi để trở về" điều này không chỉ phản ánh ý nghĩa tinh thần mà còn gợi nhắc tầm quan trọng của việc thiết kế nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống. Nhà ở hiện đại được bố trí không gian xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tại Gia Lai.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.