Giấc mơ làm thầy giáo từ lớp học tình thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tưởng chừng phải dang dở việc học, nhưng phép mầu đã hiện ra với Huỳnh Công Phát (lớp 7) và Huỳnh Công Danh (lớp 6) đưa hai anh em về cưu mang tại lớp học tình thương Phước Thiện (quận 7, TP.HCM).

“Hôm nay tụi con tập trung đến trường nhận lớp. Con ước sao mình được đi học dù khổ mấy con cũng chịu được” - Phát nói. Đây cũng là ngày đầu tiên hai anh em Phát, Danh dọn đến ở tại lớp học tình thương Phước Thiện để thuận tiện cho việc học.

 

Hai anh em Huỳnh Công Phát (phải) và Huỳnh Công Danh cùng học bài.
Hai anh em Huỳnh Công Phát (phải) và Huỳnh Công Danh cùng học bài.

“Con chỉ ước mơ được đi học”

Nhà Phát có ba anh em trai nhưng cả ba đều bắt đầu đến với những con chữ từ lớp học tình thương Phước Thiện này. Năm nay, anh lớn của Phát học hết lớp 12, Phát vô lớp 7 còn em trai lên lớp 6 cùng trường.

Nhà nghèo, ba mẹ đưa ba anh em từ Cần Thơ lên TP.HCM mưu sinh bằng nghề bán vé số. Nhưng cái khó vẫn bám víu gia đình với năm miệng ăn, không nhà cửa, không vốn liếng ấy. Thương cảnh nghèo, chùa Phước Thiện cho gia đình Phát ở nhờ trong căn phòng nhỏ hơn chục năm qua.

Mẹ Phát bị bệnh nặng đã phải mổ cắt túi mật còn ba bị hỏng một bên mắt lại thêm phần thoái hóa đốt sống nên không đi làm được việc nặng, phụ việc vặt cho một tiệm cơm. Cảnh nhà khó khăn lại càng chất chồng hơn với chi phí thuốc men cho cha mẹ Phát.

Nhìn hai anh em Phát, Danh nhỏ con, ốm yếu nhưng ánh mắt sáng chất chứa nhiều nghị lực. Suốt năm năm học tại lớp học tình thương Phước Thiện hai anh em đều học rất giỏi, chăm ngoan . Nhiều hôm đang học, Phát phải xin cô về đi bán vé số phụ mẹ vì sắp hết ngày mà mẹ bán chưa hết vé.

“Con đang học mà thấy mẹ đến gặp cô là con biết mình phải về phụ mẹ bán vé số. Con chạy nhanh một vòng mời các cô, chú mua giúp, khi hết vé số con lại quay về lớp học tiếp. Nhưng có hôm bán hết vé thì cùng hết giờ học luôn rồi. Con tiếc lắm, tối về con lại phải tự học thêm” - Phát bộc bạch.

Lên cấp hai, anh em Phát không còn học tại lớp tình thương mà phải đến học trường phổ thông do vậy chi phí nhiều hơn. Con đường đến trường cũng chênh vênh theo nguồn thu nhập từ những tấm vé số mà mẹ bán được mỗi ngày. Và ước mơ duy nhất của  hai anh em chỉ là được đến trường.

Mơ làm thầy giáo dạy học trò nghèo

Dọn về ở tại lớp học tình thương, hai anh em được có điều kiện hơn nhưng nỗi nhớ cha mẹ cùng không nguôi. Cả hai anh em đều rất nhớ căn phòng chật hẹp, nơi sinh hoạt của gia đình. Nhưng cả hai cùng động viên nhau cố gắng học để mai này cuộc sống sẽ bớt khổ hơn.

Tự bảo ban nhau học bài và tự giặt đồ, sắp xếp cuộc sống khi đến nương nhờ lớp học tình thương, nhìn hai anh em Phát, Danh thấy thương làm sao. Chỉ mới 12, 13 tuổi nhưng đã biết tự lo cho bản thân mình khi sống xa cha mẹ.

Phát học môn Toán rất cừ. Năm học lớp 6 vừa qua em được 9,8 môn Toán. Cậu học sinh giỏi ấy đang ấp ủ một giấc mơ trở thành thầy giáo. “Con sẽ ráng học để sau này làm thầy giáo và trở về dạy tại lớp tình  thương này” - Phát tâm sự.

Hàng đêm Phát vẫn cùng em Danh ngồi học bài trong căn phòng là lớp tình thương và nuôi giấc mơ tuyệt đẹp của mình dù trước mắt còn nhiều khó khăn. Người anh ước mơ làm thầy giáo, còn cậu em trai lại khát khao học để thực hiện ước mơ làm bác sĩ để chữa bệnh cho ba mẹ và người nghèo. Mong ước mơ của hai anh em sẽ thành hiện thực trong một ngày không xa…

Cô Đặng Thị Thu Thảo, quản lý lớp học tình thương Phước Thiện (Q.7) cho hay: “Lớp học tình thương này thành lập hơn 25 năm  rồi, biết bao học trò nghèo học lên từ đây và cả ba anh em của Phát đều học lớp tình thương này. Thấy anh em nó học giỏi nhưng cha mẹ không thể lo nổi. Sợ tụi nhỏ dang dở việc học nên tôi giúp được tụi nhỏ được đến trường. Bản thân tôi cũng chỉ có một mình nên cũng ráng giúp đến đâu hay đến đấy”.  

Kim Anh/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Một bạn trẻ ở TP. Pleiku đang sử dụng thuốc lá điện tử. Ảnh: Đồng Lai

Cấm thuốc lá điện tử: Quyết sách bảo vệ sức khỏe cộng đồng

(GLO)- Quốc hội vừa thông qua nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng từ năm 2025. Quyết sách này nhận được sự đồng tình mạnh mẽ từ dư luận bởi những tác động tích cực trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

'No cái bụng' nhờ cánh đồng thanh niên

'No cái bụng' nhờ cánh đồng thanh niên

Cây lúa từ "cánh đồng thanh niên" không chỉ mang lại sự no đủ cho hàng trăm người dân Giẻ Triêng ở huyện vùng cao Quảng Nam, mà còn giúp bao nhiêu người vươn lên thoát nghèo. Trong hành trình đặt nền móng cho cây lúa nước nơi vùng đất gian khó này, sức trẻ đã in dấu đậm nét.

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương thuyết trình về tranh vẽ chủ đề 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: M.N

“Tiếp lửa” truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

(GLO)- Để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hiểu rõ về truyền thống 80 năm vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), các tổ chức Đoàn-Hội-Đội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, lòng tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ.

Gia Lai đẩy mạnh truyền thông về công tác dân số

Gia Lai đẩy mạnh truyền thông về công tác dân số

(GLO)- Theo Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai, Tháng Hành động Quốc gia về dân số (tháng 12) và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm nay có chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc". Tỉnh Gia Lai sẽ đẩy mạnh truyền thông trong tháng hành động.

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

(GLO)- Sáng 10-12, tại Hội trường 20-10 (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), Văn phòng Bộ Công an phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn tổ chức chương trình tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về phòng-chống mua bán người dành cho cán bộ Đoàn cơ sở.

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

(GLO)- Với tấm bằng IELTS 8.0, Mai Ngọc Anh (SN 2000)-Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Anh TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh ở TP. Pleiku. Nhiều hoạt động hướng về cộng đồng được cô giáo Gen Z triển khai giúp thanh thiếu nhi có thêm những kỹ năng giao tiếp bổ ích.