Gia Lai tăng cường quản lý và giảm thiểu chất thải nhựa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh.
 

Theo đó, UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nghiêm túc thực hiện cam kết không sử dụng bao bì nhựa, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trong cơ quan, đơn vị, địa phương; trong đó chỉ đạo, yêu cầu các cấp, các ngành, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thực hiện một số hoạt động cụ thể như: Gương mẫu, tích cực và đi đầu trong việc giảm thiểu chất thải nhựa; hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần, không sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, chai, cốc, ống hút, bát, đũa nhựa... dùng 1 lần tại nơi làm việc và trong các hội nghị, hội thảo, cuộc họp, ngày lễ, ngày kỷ niệm và các sự kiện khác; ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường.

Tiên phong, gương mẫu thực hiện phân loại rác thải tại nguồn ngay tại nơi làm việc, bố trí thùng rác để phân loại rác thải tại các cơ quan, đơn vị; chất thải nhựa và các chất thải khác có thể tái chế không được để lẫn với chất thải hữu cơ; khuyến khích xây dựng và thực hiện các mô hình kiểu mẫu để làm cơ sở nhân rộng cho các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực và địa bàn quản lý. Tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung bản cam kết thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” mà các đơn vị đã đăng ký năm 2019.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm thiểu chất thải nhựa; vận động người dân, cộng đồng dân cư hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần để bảo vệ môi trường. Vận động các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, chợ dân sinh, khách sạn, nhà hàng, quán nước, khu du lịch và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, du lịch... cam kết giảm thiểu chất thải nhựa, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần hoặc thay thế bằng các sản phẩm thân thiện môi trường.

Triển khai phân loại chất thải tại nguồn; bố trí hoặc chỉ đạo bố trí các thùng thu gom, phân loại rác và tập huấn, hướng dẫn phân loại rác tại các công sở, trường học, cơ sở y tế và các khu vực công cộng như bến xe, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, công viên, quảng trường, khu du lịch, danh lam thắng cảnh... Tăng cường năng lực, hiệu quả công tác thu gom, xử lý chất thải rắn; thực hiện thu gom và xử lý riêng các loại chất thải đã được phân loại.

HÀ SỰ

Có thể bạn quan tâm

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

(GLO)-Ngày 20-12, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Yang phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Kon Dơng tổ chức phát động tuyên truyền về bảo vệ môi trường; hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và ra mắt mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường” tại làng Đê Kôp-Doul.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.