Gia Lai: Ra mắt sách “Sự tích Chư Đang Ya”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sáng 22-12, tại Thư viện tỉnh Gia Lai, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức buổi ra mắt sách “Sự tích Chư Đang Ya” với sự tham gia của đông đảo độc giả và các em học sinh trên địa bàn tỉnh.
Đông đảo độc giả và các em học sinh đến với buổi ra mắt sách. Ảnh: Lam Nguyên

Đông đảo độc giả và các em học sinh đến với buổi ra mắt sách. Ảnh: Lam Nguyên

“Sự tích Chư Đang Ya” là truyện cổ dân gian Jrai do Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) sưu tầm, biên soạn trong khuôn khổ dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.

Sách gồm 20 trang do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, được biên soạn song ngữ Việt-Jrai với tranh minh họa đẹp mắt với nội dung về nguồn gốc tên gọi của núi lửa Chư Đang Ya-một điểm đến nổi tiếng của Gia Lai hiện nay.

Đây là truyện cổ dân gian thứ 4 được Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ sưu tầm, biên soạn nhằm quảng bá về địa danh và văn hóa truyền thống của đồng bào Jrai, Bahnar bản địa.

Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung tặng sách cho thư viện các huyện, thị xã và thư viện các trường học trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Lam Nguyên

Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung tặng sách cho thư viện các huyện, thị xã và thư viện các trường học trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Lam Nguyên

Tại buổi lễ, Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ đã giao lưu, giải đáp thắc mắc của các em học sinh xung quanh tập truyện cổ. Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cũng tổ chức tặng sách cho thư viện các huyện, thị xã, thư viện các trường học trên địa bàn tỉnh và độc giả tham dự buổi ra mắt sách.

Có thể bạn quan tâm

Về trong tiếng gió

Về trong tiếng gió

(GLO)- Nhiều khi, tôi thấy gió thổi trống không phía sau lưng mình. Thời gian vừa thoáng như chồi biếc đã thấy lá vàng, chẳng để lại gì nhiều nhưng đủ gợi những vời vợi nhớ thương trong cuộc đời.

Vệt phố

Vệt phố

(GLO)- Nương náu phố núi hơn 40 năm ròng nhưng hình như tôi chưa kịp hiểu hết những ngõ ngách thẳm sâu trong lòng phố.

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Bước chạy trong mây

Bước chạy trong mây

Một cuốc chạy bộ ngẫu hứng, từ bờ biển Mân Thái lên đỉnh Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) cho tôi vỡ ra nhiều điều. Tôi tự nhủ mình đang có những bước chạy trong mây...

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

Nghề rèn của người Bahnar Đông Trường Sơn

Nghề rèn của người Bahnar Đông Trường Sơn

(GLO)-Với chiếc lò rèn đắp bằng đất sét cùng một số dụng cụ đơn giản, già làng Đinh Hmêh (SN 1948, làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang) đã tạo ra những vật dụng hữu ích, giúp bà con Bahnar vùng Đông Trường Sơn có thêm những công cụ lao động sắc bén, có khả năng “ăn cây”, “ăn đất”.