Gia Lai phát triển kinh tế đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai vừa ban hành Chương trình hành động số 52-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 24-1-2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh.

Chương trình hành động nhằm mục tiêu đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển đô thị bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và môi trường đô thị trên địa bàn tỉnh. Hình thành một số đô thị động lực, gắn với phát triển đô thị thông minh. Tổ chức đầy đủ các cấp độ quy hoạch đô thị để làm cơ sở quản lý, đầu tư và phát triển đô thị. Phát triển kết cấu hạ tầng của đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại. Phát triển kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Chất lượng sống tại đô thị ở mức cao, bảo đảm đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị. Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy.

Tập trung hoàn thiện, trình phê duyệt Đề án thành lập thị xã Chư Sê (đô thị loại IV). Ảnh: Q.T

Tập trung hoàn thiện, trình phê duyệt Đề án thành lập thị xã Chư Sê (đô thị loại IV). Ảnh: Q.T

Cùng với đó, Chương trình đặt ra các nhóm giải pháp để thực hiện như phát triển dân số đô thị, thu hút dịch chuyển dân cư từ nông thôn đến khu vực thành thị; tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả công tác nâng loại đô thị, nâng cấp đơn vị hành chính các đô thị, trong đó, tập trung các nguồn lực để hoàn thiện, trình phê duyệt các đề án: Nâng cấp thị xã An Khê từ đô thị loại IV lên loại III; nâng cấp thị trấn Đak Đoa từ đô thị loại V lên loại IV; thành lập đô thị loại V-thị trấn Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh; hoàn thiện, trình phê duyệt Đề án thành lập thị xã Chư Sê (đô thị loại IV); thành lập thị trấn Ia Pa (đô thị loại V); nâng cấp thị trấn Kbang, Phú Hòa, Ia Ly, Kon Dơng, Nhơn Hòa, Đak Pơ, Phú Thiện từ đô thị loại V lên loại IV giai đoạn sau năm 2025. Nâng cao hiệu quả công tác lập quy hoạch đô thị; tăng cường nguồn lực phát triển đô thị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu rộng các nội dung tại Nghị quyết 06-NQ/TW và Chương trình hành động này; đồng thời, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể hóa các nội dung, chỉ tiêu vào kế hoạch hàng năm, đảm bảo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tiễn của cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương.

Đảng đoàn Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội, đẩy mạnh vận động các tầng lớp nhân dân tích cực chấp hành và tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW và Chương trình hành động này.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức việc học tập, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết 06-NQ/TW và Chương trình hành động này trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền nội dung chương trình.

Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình để đạt được các mục tiêu đề ra; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện Chương trình; định kỳ tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy sơ kết, tổng kết theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.
Chở đất lên núi

Chở đất lên núi

Sống trên núi, nhưng lại không có đất để san lấp các công trình, dự án, chủ đầu tư phải xuống các huyện miền xuôi mua đất với quãng đường vận chuyển hàng trăm ki lô mét. Nghịch lý này đang diễn ra ở các huyện miền núi Nghệ An.