Gia Lai phấn đấu đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đạt khoảng 22,9 m2 sàn/người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tại Nghị quyết số 307/NQ-HĐND, HĐND tỉnh Gia Lai đã thông qua Điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó, phấn đấu đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đạt khoảng 22,9 m2 sàn/người.

Theo đó, HĐND tỉnh quyết nghị điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Điều 1, Điều 2 Nghị quyết số 117/NQ-HĐND ngày 12-7-2018 của HĐND tỉnh về việc thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Gia Lai giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.

Cụ thể, đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh phấn đấu đạt khoảng 22,9 m2 sàn/người. Trong đó, diện tích nhà ở bình quân tại đô thị đạt khoảng 31,3 m2 sàn/người; diện tích nhà ở bình quân tại nông thôn đạt khoảng 18,4 m2 sàn/người. Tổng diện tích nhà ở toàn tỉnh đến năm 2025 phấn đấu đạt khoảng 38.679.190 m2 (tăng thêm khoảng 6.064.079 m2); trong đó, nhà ở thương mại khoảng 2.665.440 m2; nhà ở xã hội khoảng 96.810 m2; nhà ở cho sinh viên, học sinh khoảng 11.160 m2; nhà ở do người dân tự đầu tư xây dựng khoảng 3.290.669 m2. Nhà ở phát triển mới phải đảm bảo đạt chất lượng từ bán kiên cố trở lên, phấn đấu xóa bỏ nhà ở đơn sơ hiện có, không có nhà ở đơn sơ phát sinh mới.


Tỉnh Gia Lai phấn đấu đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đạt khoảng 22,9 m2 sàn/người. Ảnh: Trần Đức

Tỉnh Gia Lai phấn đấu đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đạt khoảng 22,9 m2 sàn/người. Ảnh: Trần Đức

Giai đoạn 2026-2030, diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh phấn đấu đạt khoảng 25,9 m2 sàn/người; trong đó, diện tích nhà ở bình quân tại đô thị đạt khoảng 35,4 m2 sàn/người; diện tích nhà ở bình quân tại nông thôn đạt khoảng 19,6 m2 sàn/người. Tổng diện tích nhà ở toàn tỉnh giai đoạn 2026 - 2030 phấn đấu đạt khoảng 48.231.809 m2 (tăng thêm khoảng 9.552.619 m2), cụ thể: nhà ở thương mại khoảng 3.2 74.100 m2; nhà ở xã hội khoảng 331.840 m2; nhà ở cho sinh viên, học sinh khoảng 3.320 m2; nhà ở do người dân tự đầu tư xây dựng khoảng 5.943.359 m2. Nhà ở phát triển mới phải đảm bảo đạt chất lượng từ bán kiên cố trở lên, tiếp tục kêu gọi thực hiện chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp từ nhà thiếu kiên cố lên bán kiên cố.

Đến năm 2045, phấn đấu chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân của tỉnh tiệm cận với chỉ tiêu nhà ở bình quân toàn quốc. Cơ bản hoàn thành việc đầu tư xây dựng quỹ nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, các đối tượng chính sách có nhu cầu hỗ trợ nhà ở tại khu vực đô thị và nông thôn. Phát triển nhà ở thích ứng với biến đổi khí hậu, chống chịu thiên tai đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân; giảm phát thải trong các công trình nhà ở chung cư xây mới, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các dự án nhà ở.

Tổng nhu cầu phát triển nhà ở đến năm 2025 khoảng 6.064.079 m2 sàn và giai đoạn 2026 - 2030 là 9.552.619 m2 sàn. Tổng nhu cầu sửa chữa, cải tạo nhà ở đến năm 2025 khoảng 70.500 m2 sàn và giai đoạn 2026 - 2030 là 91.560 m2 sàn.

Đến năm 2025, tổng nhu cầu nguồn vốn phát triển nhà ở dự kiến là 53.324,9 tỷ đồng; trong đó, ngân sách trung ương là 75,7 tỷ đồng; ngân sách địa phương 7,6 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp 25.278 tỷ đồng; vốn xã hội hóa 142,6 tỷ đồng; vốn người dân 27.821 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn đầu tư cải tạo nhà ở là 25,8 tỷ đồng; trong đó, ngân sách trung ương 23,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương 2,3 tỷ đồng.

Giai đoạn 2026-2030, tổng nhu cầu nguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở dự kiến là 82.821,2 tỷ đồng; trong đó, ngân sách trung ương 82,6 tỷ đồng, ngân sách địa phương 8,3 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp 32.164,8 tỷ đồng, vốn xã hội hóa 130,8 tỷ đồng, vốn người dân 50.434,7 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn đầu tư cải tạo nhà ở là 33,6 tỷ đồng; trong đó, ngân sách trung ương 30,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương 3,1 tỷ đồng.

Dự báo đến năm 2025, nhu cầu đất ở tăng thêm khoảng 1.004,2 ha. Trong đó, quỹ đất phát triển nhà ở thương mại khoảng 551,4 ha; quỹ đất phát triển nhà ở xã hội khoảng 13,3 ha; 0,7 ha đất để phát triển nhà ở cho sinh viên, học sinh; còn lại khoảng 438,8 ha phát triển nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng trong các khu dân cư hiện hữu và trong các khu dân cư phát triển đất chuyển giao cho hộ gia đình cá nhân tự xây dựng, bao gồm 12,5 ha đất để bố trí tái định cư.

Dự báo giai đoạn 2026 - 2030, nhu cầu đất ở tăng thêm khoảng 1.517,3 ha. Trong đó, quỹ đất phát triển nhà ở thương mại khoảng 678,8 ha; đất phát triển nhà ở xã hội khoảng 45,9 ha; 0,2 ha đất để phát triển nhà ở cho sinh viên, học sinh; còn lại khoảng 792,4 ha phát triển nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng trong các khu dân cư hiện hữu và trong các khu dân cư phát triển đất chuyển giao cho hộ gia đình cá nhân tự xây dựng bao gồm 7,9 ha đất để bố trí tái định cư.

Có thể bạn quan tâm

Khắp nơi tràn ngập rác thải. Ảnh: H.P

Gia Lai: Rác thải “bủa vây” đường mới ven sông Dinh

(GLO)- Hai tuyến đường giao thông dọc hệ thống tiêu thoát lũ ven sông Dinh (đoạn qua khu vực 1, phường Quy Nhơn Đông, tỉnh Gia Lai) lúc mới khánh thành rất sạch đẹp, người dân hay ra hóng mát. Giờ đây, hình ảnh đó đang bị thay thế bởi những đống rác thải, xà bần ngổn ngang tràn ra mặt đường.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Chuẩn bị 42 khu tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua Gia Lai

Chuẩn bị 42 khu tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua Gia Lai

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Xây dựng về tình hình triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai.

Nhiều cây xanh trong khuôn viên xã Đông (cũ) bị cắt làm củi. Ảnh: Ngọc Minh

Nhiều cây xanh trong khuôn viên xã Đông (cũ) bị cắt bán

(GLO)-Thời điểm sáp nhập, chuyển giao bộ máy hành chính, quanh khuôn viên trụ sở xã Đông, huyện Kbang cũ (nay là Đảng ủy xã Kông Bơ La, tỉnh Gia Lai) có 17 cây xanh đường kính 25-50 cm bị cưa hạ. Các thân cây đã được bán làm củi, còn cành nhánh nhỏ bị đốt hoặc chất thành đống ngổn ngang.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

null