Gia Lai: Đường trăm tỷ xuống cấp nghiêm trọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau hơn 5 năm đưa vào sử dụng, tuyến đường liên huyện Đak Đoa-Chư Prông với điểm đầu tiếp giáp quốc lộ 19 (thị trấn Đak Đoa) và điểm cuối tiếp giáp quốc lộ 14 (xã Ia Băng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã xuống cấp nghiêm trọng. Dù chính quyền địa phương đã nhiều lần duy tu, sửa chữa, nhưng mặt đường vẫn bị bong tróc, sụt lún, chi chít ổ gà gây khó khăn cho việc lưu thông.

Đường liên huyện Đak Đoa-Chư Prông có chiều dài hơn 21,8 km với kinh phí đầu tư hơn 104 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư. Tuyến đường được khởi công năm 2017, đến đầu năm 2018 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hiện tại, nhiều đoạn trên tuyến đường này bị hư hỏng nặng, nguy cơ mất an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.

Ông Dương Đình Thanh (thôn 7, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) cho biết: Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn đưa vào sử dụng, tuyến đường đã có dấu hiệu xuống cấp và hư hỏng nặng. Nghiêm trọng hơn, đoạn từ xã Ia Băng (huyện Đak Đoa) đến giáp quốc lộ 14 chi chít ổ gà, mặt đường xuất hiện nhiều hố sâu gây mất an toàn giao thông. Người dân rất mong chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng sớm sửa chữa con đường để việc đi lại, vận chuyển nông sản của bà con được thuận lợi hơn.

Đường liên huyện Đak Đoa-Chư Prông chi chít ổ gà, ổ voi. Ảnh: M.N

Đường liên huyện Đak Đoa-Chư Prông chi chít ổ gà, ổ voi. Ảnh: M.N

Trong khi đó, ông Đinh Hồng Thành (làng O Ngó, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) thì khẳng định: Đường xuống cấp một phần là do nhiều xe tải trọng lớn lưu thông qua đây. Tuy nhiên, ở những đoạn tuyến mới hoàn thành, nền đường không đảm bảo, mặt đường sụt lún rất nhanh. Người dân ở đây ai cũng thắc mắc về chất lượng công trình, đặt câu hỏi vì sao đường mới làm đã hỏng.

Nêu thực tế hiện trạng nhà mình, ông Thành cho biết thêm: Mỗi khi mưa lớn là nước từ đường chảy tràn vào nhà. Do vậy, giữa nhà và tiệm sửa xe phía trước của gia đình ông phải xây gờ và bờ tường thấp để ngăn không cho nước chảy vào làm hư hỏng tài sản, đồ dùng sinh hoạt.

Anh Rah Lan Nghiên (là O Ngó) cho hay: Trước mùa mưa thì thấy mặt đường có dặm vá nhiều nơi. Nhưng chỉ sau vài cơn mưa thì đâu lại vào đấy, sửa chữa hết năm này sang năm khác nhưng đường vẫn hư hỏng.

“Chúng tôi mong tuyến đường sớm được sửa chữa để đi lại dễ dàng, tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Trước mắt là đổ đá lấp các hố nước lớn để tạo điều kiện cho người dân lưu thông. Bởi khi mưa xuống, người dân lưu thông đến những điểm hư hỏng không biết đâu là hố nước. Đã có nhiều vụ người đi xe máy bị sập hố nước, rất may là không xảy ra tai nạn nghiêm trọng”-anh Nghiên bức xúc nói.

Theo ghi nhận của P.V, bắt đầu từ điểm giáp với quốc lộ 14 đi về phía huyện Đak Đoa có đến 5 hố nước sâu nằm đan xen nhau giữa đường, mặt đường bị bong tróc, đá lộ ra lởm chởm. Từ điểm này kéo dài đến gần trụ sở UBND xã Ia Băng (huyện Đak Đoa) khoảng hơn 4 km, trên mặt đường chi chít ổ gà. Nhiều nơi, mặt đường còn bị sụt lún, tạo thành những hố sâu khiến các phương tiện qua đây đều phải cảnh giác, di chuyển ì ạch, khó nhọc.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Hưng Nghiệp-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Đak Đoa-khẳng định: Đây là tuyến đường có nhiều “tai tiếng” bởi chỉ sau vài tháng đưa vào sử dụng đã xuất hiện tình trạng hư hỏng. Sau khi báo chí vào cuộc, chủ đầu tư lúc bấy giờ là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh đã yêu cầu nhà thầu thi công là liên danh Công ty TNHH Xây dựng Thuận Nguyên và Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Mỹ Hưng khắc phục.

Tuyến đường liên huyện Đak Đoa-Chư Prông xuống cấp nghiêm trọng gây khó khăn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Ảnh: M.N

Tuyến đường liên huyện Đak Đoa-Chư Prông xuống cấp nghiêm trọng gây khó khăn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Ảnh: M.N

Cũng theo Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Đak Đoa, khắc phục chỗ này thì lại hư hỏng chỗ khác. Đáng chú ý là tuyến đường mở mới từ trụ sở UBND xã Ia Băng đến quốc lộ 14 thì chất lượng mặt đường thi công không đảm bảo. Mặc dù chỉ là đơn vị thụ hưởng nhưng sau khi nhận bàn giao từ năm 2018 đến nay, huyện Đak Đoa đã nhiều lần bỏ kinh phí ra duy tu, bảo dưỡng. Tuy nhiên, do nền đường yếu, trong khi lượng xe tải lớn lưu thông tương đối nhiều nên đường càng nhanh xuống cấp.

Năm 2021, huyện bỏ ra hơn 145 triệu đồng để duy tu, sửa chữa những chỗ hư hỏng lớn để tạo điều kiện cho người dân đi lại. Đầu năm 2023, huyện đổ bê tông đoạn sụt lún tại vị trí cống Km 17+750 có chiều dài khoảng 200 m với kinh phí 420 triệu đồng; đồng thời theo kế hoạch sẽ tiếp tục sửa chữa những đoạn mới hư hỏng có chiều dài khoảng 4 km, dự kiến chi phí sửa chữa hơn 300 triệu đồng.

“Chiều dài đoạn đường bị xuống cấp gần 17 km nhưng kinh phí duy tu, sửa chữa bỏ ra chỉ từng đó thì không thấm vào đâu, trong khi tuyến đường hiện đã “nát như cám”. Mặt khác, huyện cũng chỉ đạo các xã có đoạn tuyến đi qua cần đảm bảo an toàn giao thông, cố gắng kêu gọi các nguồn hỗ trợ từ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn dùng xi măng, cát đá trám vá tạm thời những nơi bị hư hỏng nặng để giải quyết tình thế trong mùa mưa”-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Đak Đoa nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất