Đường qua đồi thông Ia Dêr xuống cấp nghiêm trọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều năm qua, tuyến đường nối từ tỉnh lộ 664 đến cầu treo đường Phan Đình Phùng (địa phận xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân. Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Ia Grai vừa tiến hành kiểm tra thực tế và đề xuất UBND huyện phương án sửa chữa, nâng cấp những đoạn hư hỏng.
Tuyến đường nối tỉnh lộ 664 và cầu treo cuối đường Phan Đình Phùng hư hỏng nghiêm trọng. Ảnh: Thiên Di

Tuyến đường nối tỉnh lộ 664 và cầu treo cuối đường Phan Đình Phùng hư hỏng nghiêm trọng. Ảnh: Thiên Di

Tuyến đường này do UBND huyện Ia Grai quản lý có chiều dài khoảng 1,6 km, mặt đường rộng 3,5 m. Đây là một trong những tuyến giao thông quan trọng nối huyện Ia Grai với TP. Pleiku, góp phần giảm tải lưu lượng giao thông cho tỉnh lộ 664 và giúp việc thông thương của người dân được thuận tiện hơn. Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng, tuyến đường này đang xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Dù mặt đường được láng nhựa nhưng bị bong tróc, xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà và lởm chởm đá. Có đoạn xuất hiện chi chít những hố sâu 30-40 cm.

Vì mặt đường hư hỏng nên phương tiện giao thông qua đây lấn vào lề đường bằng đất tạo thành nhiều rãnh. Đặc biệt là tại đoạn tiếp giáp với cầu treo cuối đường Phan Đình Phùng, mặt đường hư hỏng rất nghiêm trọng, thường ngập nước khi trời mưa bởi không có hệ thống mương thoát. Hai bên đường, rác thải vương vãi gây mất mỹ quan.

Mướt mồ hôi điều khiển chiếc xe ô tô tải chở hàng qua tuyến đường này, anh Trần Quốc Hùng (trú tại xã Ia Krai, huyện Ia Grai) chia sẻ: “Con đường này giúp chúng tôi rút ngắn thời gian ra chợ Biển Hồ (TP. Pleiku) giao hàng. Tuy nhiên, tuyến đường hư hỏng nghiêm trọng quá gây khó khăn cho việc lái xe. Có đoạn, chính giữa mặt đường có 2-3 hố sâu hoắm, chúng tôi phải chạy trên lề đường luôn. Còn nếu có xe chạy ngược chiều phải dừng lại để nhường đường cho nhau. Trời nắng còn dễ đi chứ mưa thì khó khăn vô cùng. Rất mong cơ quan chức năng sớm sửa chữa để việc đi lại của chúng tôi được thuận lợi hơn”.

Mặt đường bị bong tróc khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Thiên Di

Mặt đường bị bong tróc khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Thiên Di

Ông Đặng Lương Minh Điệp-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Dêr-cho hay: “Tuyến đường này được bàn giao cho huyện quản lý khoảng 3 năm nay. Trước khi bàn giao, con đường cũng đã xuống cấp và hay bị tắc nước ở các cống thoát khi có mưa. Chúng tôi cũng thường cử lực lượng sửa chữa, khơi thông các rãnh, cống để nước thoát nhanh hơn, không gây ách tắc giao thông. Nhiều năm nay, người dân cũng kiến nghị sửa chữa để thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa. Chúng tôi cũng đã báo cáo với huyện về thực trạng của con đường và đề nghị huyện có phương án sửa chữa, nâng cấp. Nếu được sửa chữa sớm, tuyến đường góp công không nhỏ trong việc kết nối, phát triển du lịch sinh thái giữa huyện với TP. Pleiku và giảm tải giao thông cho tỉnh lộ 664, thuận lợi cho việc đi lại của người dân trên địa bàn huyện, nhất là với người dân ở 3 làng dân tộc thiểu số gần đó”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Thừa-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Ia Grai-cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, Phòng vừa phối hợp với Phòng Tài chính-Kế hoạch và UBND xã Ia Dêr thành lập đoàn kiểm tra tuyến đường. Qua kiểm tra, chúng tôi nhận thấy, tuyến đường bị hư hỏng nghiêm trọng, mặt đường bị bong tróc nhiều đoạn, lề đường bị xói lở. Chúng tôi đã đề xuất cho UBND huyện phương án sửa chữa, nâng cấp với tổng kinh phí khoảng 1,3 tỷ đồng. Tuy vậy, UBND huyện cũng đang xem xét vì chưa bố trí được nguồn kinh phí để sửa chữa, nâng cấp. Nhiều khả năng việc sửa chữa, nâng cấp tuyến đường được triển khai trong năm 2024”.

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

null