Gây quỹ cộng đồng: Phát huy tình đoàn kết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tại một số xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai, những việc lớn của làng như: tu sửa nhà rông, tổ chức lễ hội, xây nhà văn hóa, mua cồng chiêng hay cho những hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất… đều được trích từ nguồn quỹ làng. Mô hình gây quỹ cộng đồng nói trên đang được nhân rộng, góp phần phát huy tình đoàn kết, gắn bó của bà con nơi đây.

Nguồn quỹ được trích từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, từ những vườn cây công nghiệp trồng trên quỹ đất chung của làng… đã mang đến những khoản thu đáng kể. Sau khi thu hoạch và chia cho những hộ gia đình trực tiếp sản xuất một khoản cố định, số tiền còn lại được trưởng thôn sung vào quỹ làng để lo việc chung.

 

Bà con xã Hà Tây nhận tiền giao khoán bảo vệ rừng. Ảnh: H.Đ
Bà con xã Hà Tây nhận tiền giao khoán bảo vệ rừng. Ảnh: H.Đ

Từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng

Xã Hà Tây (huyện Chư Pah) có 7/10 thôn, làng nhận chăm sóc, bảo vệ 3.700 ha rừng trên địa bàn. Cuối năm, khi nhận được tiền chi trả công chăm sóc từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, dân làng tập trung về nhà rông để tổ chức ăn mừng. Ông Thao-Chủ tịch UBND xã Hà Tây, cho biết: “Trước đây, khi thôn, làng có việc thì đều phải chờ các hộ dân đóng góp. Nhưng từ khi có quỹ cộng đồng, làng có một khoản chi phí để lo việc chung. Mô hình gây quỹ cộng đồng từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đã phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tương thân tương ái của bà con. Vì vậy, năm 2018, chính quyền địa phương đã nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn xã”.

Anh Yuih-Trưởng thôn Kon Sơ Lăl, cho biết: Sau 3 năm nhận chăm sóc, bảo vệ 1.300 ha rừng, quỹ làng dư ra số tiền 400 triệu đồng. Năm 2017, làng Kon Sơ Lăl đã trích quỹ mua máy xay gạo, kéo điện, làm sân bê tông của nhà xát lúa hết khoảng 100 triệu đồng. Ngoài ra, làng còn trích tiền làm sân bóng đá, bóng chuyền cho thanh niên vui chơi, giải trí. Trước đó, già làng Sôn còn quyết định mua bộ cồng chiêng giá 50 triệu đồng để các nghệ nhân trong làng truyền dạy cho thế hệ trẻ nhằm bảo tồn văn hóa truyền thống.

Cũng nhận chăm sóc, bảo vệ 400 ha rừng, cuối năm 2017, dân làng Kon Mah nhận được 100 triệu đồng từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng để sung quỹ làng. Anh Im-Trưởng thôn Kon Mah, tâm sự: “Bà con thấy được lợi ích cộng đồng nên nhiệt tình tham gia tuần tra tra bảo vệ rừng. Năm 2017, làng mua một máy tuốt lúa trị giá 65 triệu đồng để bà con dùng chung. Ngoài ra còn trích tiền sửa đường xuống giọt nước, hỗ trợ 5 hộ nghèo vay vốn sản xuất”.

Đến trồng cà phê trên quỹ đất chung

Trong khi đó, đồng bào Bahnar ở xã Glar (huyện Đak Đoa, Gia Lai) gây quỹ bằng cách chung tay chăm sóc vườn cà phê trên diện tích đất chung của làng. Điển hình, tại thôn Dôr 2, bà con góp sức trồng gần 5 ha, mỗi gia đình đều cử người luân phiên chăm sóc. Cuối năm 2017, dân làng dành ra 220 triệu đồng sung vào quỹ dùng chung.

Anh Chưp-Trưởng thôn Dôr 2, chia sẻ: Thôn có khu đất chung được bà con tận dụng trồng cà phê. Trưởng thôn chia đều diện tích cho 9 tổ, các tổ trưởng phân công nhiệm vụ cho từng hộ gia đình như tưới nước, tỉa cành, thu hoạch… Công việc tuy vất vả nhưng ai cũng hăng hái tham gia vì lợi ích của cộng đồng. Từ nguồn tiền quỹ hiện có, đầu năm 2018, thôn Dôr 2 đã vận động đóng góp thêm để kéo 800 m dây, chôn 30 trụ điện xây dựng trạm biến áp 75KVA với tổng số tiền 450 triệu đồng. Công trình này phục vụ nguồn điện cho việc đặt máy bơm tưới cà phê cho cả làng. Trước đó, năm 2016, bà con còn trích quỹ làng xây nhà văn hóa làm nơi sinh hoạt chung cho cả làng; làm mới hơn 3 km đường bê tông.

Đặc biệt, nguồn quỹ chung này cũng đã góp phần hỗ trợ một số gia đình trên địa bàn thoát nghèo. Đơn cử, năm 2015, gia đình anh Myên thuộc hộ nghèo nên được thôn Dôr 2 trích quỹ cộng đồng cho vay 20 triệu đồng không lãi suất để trồng cà phê. Nhờ chăm chỉ và biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vườn cà phê nhà anh đã xanh tốt. Đến nay, anh Myên trả được số tiền vay cho làng, dần ổn định cuộc sống.

Hồng Điệp

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.