Đường Trường Sơn Đông nghìn tỷ qua Đắk Lắk mới sử dụng đã hư hỏng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đường Trường Sơn Đông qua Đắk Lắk mới hơn một năm đưa vào sử dụng, một số điểm đã hư hỏng nặng, gây cản trở giao thông, bức xúc trong dư luận.
Người dân bức xúc vì công trình nghìn tỷ mới đưa vào sử dụng đã hư hỏng.
Người dân bức xúc vì công trình nghìn tỷ mới đưa vào sử dụng đã hư hỏng.
Đường Trường Sơn Đông đi qua 7 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Lâm Đồng.
Tuyến đường do Ban Quản lý Dự án 46 (thuộc Bộ Tổng tham mưu-Bộ Quốc phòng) đại diện làm chủ đầu tư.
Tại Đắk Lắk, đường này có chiều dài 130 km với vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng. Mới hơn 1 năm đưa vào sử dụng, một số điểm đã hư hỏng nặng, gây cản trở giao thông, bức xúc trong dư luận.
Đường Trường Sơn Đông đoạn qua xã Cư Prao và Ea Lai của huyện M'Drắk có chiều dài khoảng 20 km. Sau khi hoàn thành, hợp phần này được bàn giao cho Cục Quản lý đường bộ III khai thác, sử dụng từ tháng 9/2016.
Chỉ hơn 1 năm, nhiều đoạn trên tuyến đường có đã sụt lún, xuất hiện chằng chịt ổ voi ổ gà rộng 3-4m, sâu 10-15cm chiếm gần hết mặt đường gây ảnh hưởng giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Ông Y Son Niê, dân tộc Ê đê ở buôn Choá, xã Ea Lai, huyện M'Drắk cho biết, trước đây khi con đường mới đưa vào sử dụng, bà con rất vui mừng, tuy nhiên niềm vui chẳng được bao lâu thì đường hư hỏng, việc đi lại vận chuyển nông sản của bà con gặp không ít khó khăn.
"Nhà tôi có rẫy ở khu vực gần đường mới làm nhưng bây giờ đường hỏng xuống cấp hết rồi, ổ voi, ổ gà nhiều lắm. Việc chở nông sản của bà con gặp nhiều khó khăn. Mùa mưa thì lầy lội, mùa khô bụi bặm khó di chuyển. Giờ chúng tôi kiến nghị nhà nước sửa đường lại cho dân đi".
Tuyến đường hư hỏng xuống cấp không chỉ gây ảnh hưởng đến việc đi lại, hoạt động vận chuyển hàng hóa của người dân mà còn làm cho các phương tiện giao thông bị hư hỏng, xuống cấp nhanh. 
Anh Lê Quốc Bảo, một tài xế xe tải chuyên vận chuyển hàng hóa nông sản hai chiều từ Đắk Lắk đi về tỉnh Phú Yên, nói: "Tuyến đường này hồi mới đưa vào sử dụng thì rất tốt, nhưng khoảng 1 năm trở lại đây thì xuống cấp trầm trọng. Trước đây đi từ Phú Yên qua Đắk Lắk và ngược lại chỉ mất khoảng 30 phút, nhưng bây giờ thời gian phải gấp đôi. Không những chạy tốn gấp đôi thời gian, đi đoạn này bây giờ lốp nổ hoài do nhiều ổ voi, ổ gà quá".
 Đường Trường Sơn Đông qua Đắk Lắk mới đưa vào sử dụng đã phải sửa chữa.
Đường Trường Sơn Đông qua Đắk Lắk mới đưa vào sử dụng đã phải sửa chữa.
Gói thầu Đ35 thuộc dự án đường Trường Sơn Đông do hai đơn vị thi công là liên doanh Tổng Công ty 789 và Công ty Cổ phần 482 (thuộc Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 4).
Tất cả tuyến đường được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi, nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 5,5m; kết cấu mặt đường bằng bê tông nhựa đường thảm trên nền móng đá cấp phối có độ dày trên 30 cm...
Ông Nguyễn Tiến Dũng, cán bộ địa chính xã Ea Lai người tham gia trực tiếp vào công tác giải phóng mặt bằng công trình cũng như bàn giao sử dụng cho biết, thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn như vậy nhưng từ thực tế hư hỏng của con đường cho thấy chất lượng của dự án là rất có vấn đề. 
Ông Nguyễn Tiến Dũng phân tích: "Tại xã Ea Lai, có hai gói thầu. Gói số Đ36 thì làm bằng bê tông xi măng thì rất tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại. Còn gói số Đ35 là đường nhựa mới đưa vào sử dụng chưa lâu đã phải sửa liên tục, chứng tỏ là công trình kém chất lượng. Đường xấu ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an toàn giao thông. Chúng tôi nghĩ công trình hàng nghìn tỷ như thế này mà các nhà thầu thi công kiểu như vậy là không được, nhà thầu phải có phương án nào sửa chữa đường tốt hơn để dân đi lại".
Việc đường vừa hoàn thành đưa vào sử dụng chưa lâu đã hư hỏng xuống cấp không chỉ xảy ra với gói thầu Đ35 của dự án đường Trường Sơn Đông qua tỉnh Đắk Lắk, mà trước đó, tại một số gói thầu ở các huyện phía Đông của tỉnh Gia Lai cũng xảy ra tình trạng tương tự.
Tuấn Long (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Cánh cổng rực rỡ hoa giấy của gia đình chị Nga Toàn 9lô 3.13 khu phố mới Hoa Lư-Phù Đổng (TP. Pleiku). Ảnh Hà Duy

Rực rỡ những cánh cổng hoa trên phố núi Pleiku

(GLO)- Cổng nhà là hạng mục vô cùng quan trọng đối với người Á Đông. Đó không chỉ là nơi phân chia không gian trong và ngoài mà nó còn là điểm nhấn cho ngôi nhà. Vì vậy, nhiều gia đình đã tô điểm cho những cánh cổng bằng những cây hoa rực rỡ, tạo nên vẻ đẹp lãng mạn rất riêng cho ngôi nhà của mình.

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

(GLO)- Ngày 28-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn số 746/UBND-KTTH về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24-5-2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới gắn với hoạt động tín dụng chính sách.

Pleiku đối thoại với hộ dân thuộc diện thu hồi đất thuộc Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông

Pleiku đối thoại với hộ dân thuộc diện thu hồi đất thuộc Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông

(GLO)- Sáng 28-3, Ban Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của UBND TP. Pleiku đã tổ chức họp vận động, thuyết phục, đối thoại với hộ ông Thái Văn Kiệm (trú tại thôn Tiên Sơn 1, xã Biển Hồ) thuộc Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông (đường tránh Quốc lộ 19) tỉnh Gia Lai.

Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh Minh Tiến

Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.

 “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(GLO)- Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” do Đoàn phường Yên Thế (TP. Pleiku) triển khai tại chợ Yên Thế đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khi đi chợ để bảo vệ môi trường.