Đường biến thành hẻm, người dân chịu thiệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Con hẻm một đầu nối với đường Mạc Đăng Dung, một đầu nối với hẻm 502 Nguyễn Viết Xuân thuộc tổ dân phố 4, phường Hội Phú- TP. Pleiku, nơi có 28 hộ dân đang sinh sống.

Đoạn đầu hẻm Mạc Đăng Dung. Ảnh: T.S
Đoạn đầu hẻm Mạc Đăng Dung. Ảnh: T.S



Thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm trong xây dựng, chỉnh trang đô thị của TP. Pleiku, bà con đoạn hẻm thống nhất cùng với thành phố đóng góp theo tỷ lệ 40/60 % (40% kinh phí nhân dân đóng góp, 60% Nhà nước hỗ trợ) để bê tông đoạn đường dài 165m, rộng 3m, dày 12cm.

Tuy nhiên vì là đoạn đường nhỏ hẹp, sâu trũng, không cống rãnh, mùa mưa nước ứ đọng, lầy lội mất vệ sinh nên sau khi bàn bạc, 28 hộ dân đề nghị thành phố nâng mức hỗ trợ cùng với dân để mở rộng lòng đường, nâng độ dày bê tông mặt đường nhưng không được chấp thuận. Cuối cùng bà con quyết định tự góp thêm kinh phí để mở rộng lòng đường ra 5m, dày 20 cm, 2 bên mương thoát nước rộng, sâu: 50x 50cm có nắp đậy, đấu với hệ thống cống đường Mạc Đăng Dung. Như vậy ngoài phần hỗ trợ của thành phố, tổng hợp mỗi hộ dân đóng góp 1 triệu đồng cho mỗi mét tới (mét ngang nhà, đất của mình) để làm đường hẻm; ví dụ chiều ngang của nhà, đất là 5 mét thì đóng góp 5 triệu đồng; hộ có chiều ngang mặt đường rộng hơn thì đóng nhiều hơn (có người đóng đến 20 triệu đồng).

Mương thoát nước. Ảnh: T.S
Mương thoát nước. Ảnh: T.S



Nhân việc thi công làm đường, bà con bảo nhau đóng góp thêm 500 ngàn đồng mỗi hộ để đưa nước sạch về dùng. Nhưng để nước đến từng hộ gia đình, mỗi gia đình còn phải chịu thêm chi phí lắp đặt, dây ống và đồng hồ (2 triệu đồng/cái).

Một thời gian nữa, đường sẽ hoàn thành, nước sạch rồi sẽ có, nhưng 28 hộ dân trong hẻm Mạc Đăng Dung chưa hết khó hiểu và thắc mắc. Đó là chủ trương đã có nhưng thành phố thiếu linh hoạt trước đề xuất hợp lý của nhân dân. Đó là đoạn hẻm này trước đây là đường Trần Nhân Tông, sổ đỏ, sổ hồng, hóa đơn tiền điện, internet, biển số nhà cũng thể hiện đúng như thế. Nhưng bây giờ đường biến thành hẻm, bà con thiệt thòi nhiều mặt, trực tiếp là không hưởng lợi được nhiều từ chủ trương làm đường và nước sạch.

Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.