Dùng phần mềm lên "thực đơn" cho... bò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dựa trên các chỉ số hàm lượng dinh dưỡng của từng loại thức ăn được phần mềm máy tính đưa ra, người nuôi bò tại huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) sẽ trộn thức ăn khoa học để có chất lượng sữa cao hơn so với cách làm truyền thống.
Nâng cao chất lượng sữa bò
Những ngày đầu năm 2020, phóng viên đến thăm một số trang trại nuôi bò sữa của người dân huyện Đơn Dương cùng với đại diện của Chi cục Chăn nuôi, thú y, thủy sản tỉnh Lâm Đồng.
Anh Nguyễn Quốc Khánh chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: Văn Long
Anh Nguyễn Quốc Khánh chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: Văn Long
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 22.000 con bò sữa với khoảng 1.300 hộ, trang trại chăn nuôi tập trung. Năng suất sữa tươi bình quân 20 lít/con mỗi ngày và mỗi con đạt khoảng 6.000 lít/chu kỳ sữa.
Anh Bùi Xuân Song (xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) phấn khởi cho biết: “Trước đây gia đình tôi và mọi người ở địa phương đều thực hiện việc chăn nuôi theo cách truyền thống.
Việc phối trộn thức ăn cho bò sữa làm hoàn toàn theo cảm tính của người nuôi. Chính vì vậy, chất lượng sữa chưa được cao, nhiều lần mang sữa đi bán cho các đại lý họ trả về hoặc mua với giá rẻ do chất béo, chất khô hay tế bào sôma không đạt yêu cầu”.
Anh Song cho biết, gia đình anh bắt đầu nuôi bò từ năm 2004 với số vốn chỉ là 2 con bê, đến nay tổng đàn bò của anh đã lên đến 30 con. Năm 2019, Sở NNPTNT Lâm Đồng triển khai các chương trình tập huấn về chăn nuôi bò sữa nên anh biết được phải có phương pháp khoa học về chế độ dinh dưỡng cho bò.
Bên cạnh đó, anh Song tham gia thêm chương trình sử dụng phần mềm tính toán khẩu phần ăn cho bò. Phần mềm trên máy tính này giúp gia đình anh nắm bắt các chỉ số về hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi loại thức ăn thô, từ đó anh phối trộn thức ăn phù hợp hơn để chất lượng sữa bò đạt chất lượng. Tại trang trại của mình, với bò cho 20 lít sữa/ngày, anh Song áp dụng công thức trộn gồm 20kg cám hỗn hợp, 2kg cám viên, 1kg bắp lên men cùng bột bắp ủ chua và cỏ.
Giống như gia đình anh Song, anh Nguyễn Quốc Khánh (xã Tu Tra, huyện Đơn Dương) cũng thực hiện phương pháp trên với đàn bò 30 con. Trong đó, có khoảng 13 con cho khai thác sữa với sản lượng 280 lít/ngày. Anh Khánh cho biết, từ khi áp dụng phương pháp tính toán khẩu phần ăn trên máy tính, sức khỏe của đàn bò được đảm bảo và thời gian đạt đỉnh sữa kéo dài hơn trước. Chi phí chăn nuôi giảm và công chăm sóc cũng được rút ngắn.
Đặc biệt, khi phối trộn thức ăn theo phương pháp khoa học thì chất béo, chất khô và tế bào sôma luôn đạt chuẩn nên sữa được doanh nghiệp thu mua với giá ổn định 14.000 đồng/lít.
Nâng tổng đàn lên 23.000 con
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Phi Long - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y – Thủy sản Lâm Đồng cho biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 22.000 con bò sữa với khoảng 1.300 hộ, trang trại chăn nuôi tập trung. Năng suất sữa tươi bình quân 20 lít/con mỗi ngày và mỗi con đạt khoảng 6.000 lít/chu kỳ sữa.
Thời gian tới, tỉnh sẽ phát triển nuôi bò sữa bằng cách nâng cao quy mô trang trại. Ngoài ra, địa phương còn đang thực hiện đề án phát triển chăn nuôi và lai tạo giống chất lượng kết hợp chuyển giao kỹ thuật cho người dân. Trong năm 2020, tỉnh Lâm Đồng có kế hoạch nâng tổng đàn lên 23.000 con với sản lượng sữa tươi ước đạt 84.000 tấn.
Ông Long cho biết thêm: “Mặc dù là ngành mũi nhọn của tỉnh Lâm Đồng, tuy nhiên, hiện nay người dân đang gặp nhiều khó khăn trong khâu tính toán khẩu phần ăn, dinh dưỡng cho bò, chủ yếu phối trộn thức ăn theo cảm tính. Chính vì vậy, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và làm giảm giá sữa tại các điểm thu mua.
Với sự thành công của mô hình dùng phần mềm tính toán khẩu phần ăn cho bò trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới, Chi cục sẽ phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm Khuyến nông, Trung tâm Tư vấn hỗ trợ nông nghiệp các huyện, thành phố đẩy mạnh việc tập huấn, tham quan các mô hình sản xuất thức ăn hỗn hợp hiệu quả, nhằm nâng cao khả năng sinh sản, cải thiện thể trạng, tăng năng suất, chất lượng sữa cho tổng đàn bò sữa trong tỉnh”.
Hiện nay, tổng sản lượng sữa của tỉnh Lâm Đồng đã đạt trên 80.000 tấn/năm và được tiêu thụ bởi Công ty Vinamilk, Cô gái Hà Lan và Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalatmilk). Vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng đã cấp giấy chứng nhận chi nhánh Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam - Trang trại Bò sữa Vinamilk Đà Lạt là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiệu lực trong 5 năm.
Theo Văn Long (Dân việt)

Có thể bạn quan tâm

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

(GLO)- Hơn 25 năm gắn bó với ngành bảo hiểm nhân thọ, chị Nguyễn Thị Mỹ Hiệp - Giám đốc Công ty Bảo hiểm Prudential tại Gia Lai luôn kiên định với triết lý: “Bán hàng bằng trái tim”.

Thi thiết kế báo tường mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Thi thiết kế báo tường mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

(GLO)- Nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tạo cơ hội cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thể hiện sự sáng tạo, kỹ năng vẽ, viết…Huyện Đoàn Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tổ chức cuộc thi thiết kế báo tường với chủ đề “Tuổi trẻ Chư Păh tự hào, vững tin theo Đảng”.

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Chị Lê Thị Luyên trao đổi với anh Đinh Klet-Bí thư Chi Đoàn làng Dơ Nông Ó về mô hình tủ sách pháp luật điện tử của Đoàn xã Kông Htok. Ảnh: R.H

“Thủ lĩnh” thanh niên ở Kông Htok

(GLO)- Trong vai trò “thủ lĩnh” thanh niên cùng tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo, chị Lê Thị Luyên-Bí thư Đoàn xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã có nhiều đóng góp trong công tác Đoàn, góp phần thay đổi nhận thức và đời sống của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở địa phương.

Hội trại truyền thống 26-3: Giáo dục kỹ năng cho thanh-thiếu niên từ hoạt động trải nghiệm

Hội trại truyền thống 26-3: Giáo dục kỹ năng cho thanh-thiếu niên từ hoạt động trải nghiệm

(GLO)- Hòa chung không khí sôi nổi của Tháng Thanh niên và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3), tại một số tổ chức Đoàn-Đội trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã diễn ra hội trại truyền thống với chủ đề: “Suối nguồn”, “Khát vọng thanh niên”, "Khát vọng tuổi trẻ"..

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.