Đừng để lợi ích cá nhân phá vỡ mọi liên kết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Liên kết là để tạo sự cộng hưởng trong phát triển. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, liên kết là hình thức hợp tác giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành, cùng hợp tác và cạnh tranh, tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ, gồm các giai đoạn tiếp nối nhau từ hình thành ý tưởng, thiết kế, sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Việc tham gia liên kết sẽ đem lại nhiều cơ hội, lợi ích cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hỗ trợ nhau trong sản xuất, cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm, từ đó tạo chỗ đứng trên thị trường.

Thực tế cho thấy, việc liên kết doanh nghiệp tại Gia Lai đang rất yếu. Bởi hầu hết doanh nghiệp đều... mạnh ai nấy làm, thường trực tư tưởng cạnh tranh lẫn nhau chứ không muốn chia sẻ. Có lần, ngồi nói chuyện với một doanh nhân trẻ đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến cà phê, anh cho hay: “Có người trẻ nào lại không muốn được học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh từ những người đi trước. Tôi cũng mong khi mình tham gia vào các hội, nhóm liên quan hoặc chỉ cần được tiếp xúc, tiếp cận nhiều “tiền bối” thì sẽ được họ truyền dạy kinh nghiệm để làm. Nhưng trên thực tế thì không vậy. Thậm chí, trong những cuộc trà dư tửu hậu, tôi nghe có người nói rằng, họ đã phải trả giá rất nhiều để có thể đúc kết kinh nghiệm, phải tốn nhiều thời gian mới tìm ra được hướng đi và tạo vị thế như hiện tại, dại gì đem những điều đó đi... cho không”.

Các doanh nghiệp tăng cường liên kết để tối đa hóa nguồn lực, tăng khả năng cạnh tranh để mở rộng thị trường. Ảnh Hà Duy

Các doanh nghiệp tăng cường liên kết để tối đa hóa nguồn lực, tăng khả năng cạnh tranh để mở rộng thị trường. Ảnh Hà Duy

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, việc liên kết kinh doanh là một giải pháp quan trọng giúp các doanh nghiệp tối đa hóa nguồn lực, tạo lợi thế cạnh tranh, giúp các bên cùng phát triển. Song, thực tế có doanh nghiệp chỉ muốn mình họ phát triển mà không muốn đơn vị khác lớn mạnh như mình, hoặc hơn mình.

Được biết, tại Gia Lai đã có 7 mô hình liên kết doanh nghiệp được đề xuất thành lập gồm: 3 mô hình liên quan đến sản phẩm cà phê (hiệp hội chế biến cà phê bột, hiệp hội cà phê xuất khẩu, hiệp hội cà phê), hiệp hội các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông, hội các doanh nghiệp xây dựng dân dụng, hiệp hội chăn nuôi heo và hiệp hội thương mại dịch vụ. Trong số này, một số mô hình đã thành lập, nhưng hiệu quả hoạt động chưa rõ ràng, chưa đạt kết quả như mong muốn. Riêng mô hình hiệp hội chăn nuôi heo, tuy đã xúc tiến làm các thủ tục và vận động các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tham gia, nhưng vì chưa tìm được tiếng nói chung nên hiện đã “đứt gánh”. Còn hiệp hội thương mại dịch vụ dù đề xuất đã lâu nhưng tới nay vẫn chưa được hình thành.

Một số chuyên gia kinh tế nhận định rằng, ngoại trừ những doanh nghiệp đã thực sự lớn mạnh, phát triển ổn định thì những doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ (là loại hình chiếm 97-98% tổng số doanh nghiệp ở Gia Lai) cần phải liên kết với nhau, đoàn kết để tăng nguồn lực. Khi liên kết phải xác định rõ mục đích liên kết là để thực thi chiến lược đã lựa chọn, từ đó xác định đối tác liên kết, loại hình liên kết, nguyên tắc chia sẻ nguồn lực, phân chia lợi ích. Để liên kết hiệu quả, các doanh nghiệp nhất định phải tăng cường các hình thức liên kết kinh doanh mang tính chiều sâu và có chất lượng, gắn với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, khi đã ở trong tập thể thì không nên “dung túng” cho biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân với suy nghĩ: “Dại gì... chia sẻ”!

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...