Đừng để buổi họp phụ huynh thành nỗi ám ảnh!

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Thời điểm này, khi học kỳ 1 kết thúc, cũng là lúc các trường tổ chức họp phụ huynh để thông báo kết quả kiểm tra và định hướng trong học kỳ mới.

Họp phụ huynh là để trao đổi, phối hợp hỗ trợ học sinh học tập tốt hơn - Ảnh: Bảo Châu
Họp phụ huynh là để trao đổi, phối hợp hỗ trợ học sinh học tập tốt hơn - Ảnh: Bảo Châu


Đừng so sánh con mình với con nhà người ta!

Mỗi lần nhắc đến từ “họp phụ huynh” là y như rằng học sinh nào cũng sợ, nhất là những em có kết quả học tập chưa tốt. Có em tâm sự, các em rất sợ cảm giác chờ cha mẹ đi họp về. Ở nhà cứ nơm nớp thấp thỏm chẳng biết mình có bị thầy cô chê trách không? Điểm kém cô có báo với cha mẹ không?...

Với suy nghĩ như vậy, từ buổi họp phụ huynh để tổng kết kết quả học tập, gặp gỡ trao đổi giữa cha mẹ và thầy cô trở thành nỗi ác mộng của nhiều học sinh.

Thật ra, không phải đợi đến lúc đi họp khi kết thúc một học kỳ thì phụ huynh mới biết kết quả con em mình, mà nó đã được nhà trường thông tin cho phụ huynh qua số điện thoại mà phụ huynh đăng ký sổ liên lạc điện tử trước đó. Có lẽ vì cuộc sống nhiều bộn bề, lo toan, hay vì những lý do gì đó mà các bậc phụ huynh “quên” xem qua, không liên lạc, trao đổi với giáo viên thường xuyên. Bởi vậy khi nghe thầy cô trao đổi về học lực của các em chưa tốt ở buổi họp sơ kết học kỳ thì nhiều phụ huynh lại “lo sốt vó” và thường trách phạt con mình, so sánh con của mình với “con nhà người ta”. Điều này tôi cho là không nên và các bậc cha mẹ hãy ngưng những động thái tiêu cực này.  

Tạo không khí như một “gia đình hạnh phúc”

Đã 3 năm rồi, tôi thay đổi cụm từ “họp phụ huynh” thành cụm từ “gặp gỡ - trao đổi cùng phụ huynh” để qua đó giảm nhẹ áp lực căng thẳng cho các em, phụ huynh. Ở buổi gặp gỡ này, các em học sinh sẽ chuẩn bị một tờ giấy nhỏ, trang trí thật đẹp, viết về những điều con làm được, chưa làm được, lời xin lỗi bố mẹ và không quên để trống một vài dòng để bố mẹ ghi lời khuyên dành cho con.

Trong buổi gặp gỡ, sau khi xem lại ”những cuộn phim về chặng đường thanh xuân của con đã đi suốt một học kỳ”, sẽ là phần vinh danh những tấm gương học sinh giỏi, học sinh tiên tiến. Chính bố mẹ sẽ lên trao tặng phần thưởng cho con của mình để tạo niềm tin và động lực cho con. Học trò chính là nhân vật chính trong buổi gặp gỡ này với các hoạt động: Đón khách mời là phụ huynh học sinh, biểu diễn văn nghệ...

Giáo viên chủ nhiệm chỉ xuất hiện ở cuối buổi họp với phần thông báo mục tiêu và phương hướng cụ thể sắp tới của nhà trường, những hoạt động của lớp để phụ huynh nắm và phối hợp cùng thực hiện.

Tôi nghĩ, giáo viên chủ nhiệm nên là một đạo diễn tạo cho buổi họp có không khí như một “gia đình hạnh phúc", thì sau mỗi kỳ họp phụ huynh, học trò, phụ huynh sẽ không còn lo lắng nữa. Hơn thế, từ đây mỗi bậc phụ huynh sẽ hiểu con cái mình hơn và có cách giáo dục phù hợp hơn.

 

Theo Phạm Lê Thanh (Thanh Niên Online)

Có thể bạn quan tâm

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.