Dự án lấn biển Lý Sơn trị giá 1.700 tỷ,người dân dè dặt vì lo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mấy ngày qua người dân huyện đảo Lý Sơn "nóng" trước thông tin một dự án lấn biển có tên Khu Đô thị Thương mại dịch vụ THE SEA EYES sẽ triển khai tại xã An Vĩnh với tổng vốn đầu tư trên 1.700 tỷ đồng. PV Dân Việt đã tìm hiểu, trao đổi với người dân, các cấp ngành huyện, tỉnh và chủ đầu tư về dự án này.
Dự án lấn biển có tên Khu Đô thị Thương mại dịch vụ THE SEA EYES, do công ty cổ phần phát triển Lý Sơn làm chủ đầu tư, có vốn đầu tư trên 1.700 tỷ đồng. Vị trí triển khai dự kiến tại xã An Vĩnh, với tổng diện tích khoảng 54,6 ha, trong đó chủ yếu là mặt nước.
Dự án bao gồm các hạng mục chính: Bãi tắm cộng đồng, khu đua thuyền, quảng trường, khu trung tâm thương mại, đất ở....Đến thời điểm này nếu triển khai xây dựng, THE SEA EYES là dự án lấn biển làm khu đô thị thương mại, dịch vụ đầu tiên ở Quảng Ngãi và lớn nhất ở Lý Sơn. Thời gian dự kiến thực hiện dự án 4 năm (từ 2019-2022).
 
Quảng trường biển, một trong những hạng mục của dự án THE SEA EYES
Với số vốn đầu tư khá lớn và địa điểm thực hiện là đảo Lý Sơn, vì thế không khó hiểu khi nhận được nhiều sự quan tâm của người dân trong tỉnh, đặc biệt là người dân huyện này. 
Ông Ngô Văn Hồng, ở xã An Vĩnh, bày tỏ: "Một dự án lớn, tập trung đầu tư cho Lý Sơn như vậy là tốt. Nhưng việc xử lý môi trường, chất thải như thế nào sau khi đi vào hoạt động là điều người dân chúng tôi quan tâm. Hơn nữa, dự án lấn biển như vậy có tác động, ảnh hưởng gì tới môi trường và ý kiến của chuyên gia về việc này như thế nào?"
Qua 2 lần tổ chức tham vấn ý kiến cộng đồng vào cuối năm 2018 và gần giữa tháng 1.2019 vừa qua, băn khoăn và nỗi lo nhiều nhất của người dân mà cấp thẩm quyền Lý Sơn ghi lại, đó là: "Dự án này triển khai sẽ làm che chắn trước mặt 3 lăng và đình lớn của người dân đất đảo, vốn từ bao đời qua lăng và đình được chọn xây ở vị trí nhìn thẳng ra biển. Để làm dự án, nhà đầu tư chuyển nơi tổ chức đua thuyền truyền thống vào dịp lễ tết của người dân đảo ra khu vực ngoài xa hơn, không đảm bảo an toàn. Việc lấn biển xây khu thương mại sẽ làm mất đi nơi mưu sinh từ thu hái rong mơ, bắt ốc của người dân, nhà đầu tư và cấp thẩm quyền sẽ giải quyết thế nào?..."
 
Khu vực biển mà dự án THE SEA EYES dự kiến triển khai
Chiều 14.1, trao đổi với PV Dân Việt, ông Lê Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND xã An Vĩnh, cho biết: "Chúng tôi ủng hộ triển khai dự án, nhưng các cấp ngành tỉnh, nhà đầu tư phải làm sao giải quyết thỏa đáng những kiến nghị để người dân có sự đồng thuận cao nhất.".
Ông Lê Văn Ninh, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cũng bày tỏ: "Thời gian qua du lịch huyện nhà đã có những bước chuyển mình và phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của Lý Sơn. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của đảo, đặc biệt là dịch vụ, giải trí... gần như không có gì. Vì vậy một dự án quy mô và bài bản như THE SEA EYES sẽ góp phần nào bù vào cái mà đang thiếu của du lịch Lý Sơn. Nhìn chung dự án phù hợp với chủ trương quy hoạch chung của huyện. Tuy nhiên những băn khoăn, kiến nghị của người dân đối với dự án này cần phải được giải quyết sao cho hài hòa và hợp lý".
Công Xuân (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

(GLO)- Giữa lòng phố núi Pleiku, Drim House nổi bật như một điểm nhấn kiến trúc mang đậm dấu ấn vùng quê Bắc Bộ. Không chỉ là không gian sống, Drim House còn là “hơi thở” Bắc Bộ hòa quyện cùng bản sắc Tây Nguyên, tạo nên một tổ ấm vừa quen thuộc vừa mới mẻ cho 3 thế hệ trong gia đình.

An cư sau cuộc đại di dời

An cư sau cuộc đại di dời

Cuộc đại chỉnh trang đô thị liên quan gần 40.000 căn nhà trên và ven kênh rạch trong 5 năm tới mà TP.HCM đang nghiên cứu mở ra nhiều không gian phát triển mới, nhưng cũng đi kèm việc tìm lời giải cho những mối quan tâm đặc biệt của người dân.

Nhập tỉnh

Nhập tỉnh

Nhìn vào lịch sử nước Việt dày đặc những cuộc di dân, dời đô, đổi quốc hiệu cho tới tách/nhập các đạo, lộ, phủ, châu, tổng, trấn, cho tới hương xã, thôn ốc... Phù hợp với đòi hỏi lịch sử của mỗi thời kỳ, đầy hợp lý và uyển chuyển, để có được một đất nước toàn vẹn như ngày nay.

Khu vực đường Trần Hưng Đạo-đường Nguyễn Văn Trỗi-đường Nguyễn Thái Học-đường Hùng Vương vừa được điều chỉnh thành khu vực có tính chất là đất cơ quan và đất công cộng-dịch vụ đô thị. Ảnh: Hà Duy

Pleiku: Chú trọng chất lượng quy hoạch phân khu

(GLO)- Quy hoạch phân khu là sự phân chia các khu vực trong đô thị một cách khoa học giúp tối ưu hóa việc sử dụng không gian và tài nguyên. Vì vậy, TP. Pleiku rất chú trọng đến công tác này nhằm xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa.

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Hơn một thế kỷ qua, thành phố Đà Lạt vẫn giữ được ít nhiều những nét độc đáo riêng có của mình là đô thị có một hệ thống di sản kiến trúc quý giá từng được quy hoạch và xây dựng như một bản “tổng phổ” cân bằng và hài hòa với tự nhiên.