Dự án hết hiệu lực đầu tư, vẫn hét giá cao, thu chênh lệch tiền tỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù dự án vẫn chỉ là bãi đất hoang, chưa xong pháp lý nhưng chủ đầu tư đã tung ra hàng ngàn sản phẩm để huy động vốn.
Bên ngoài dự án được quây tôn ĐÌNH SƠN
Bên ngoài dự án được quây tôn ĐÌNH SƠN
Thời gian qua, trên các trang mạng rao bán rầm rộ dự án GS Metro City, GS Nhà Bè, Zeitgeist City, Zeit River Country, khu đô thị mới Nhà Bè... với giá bán lên đến cả trăm triệu đồng/m2. Điều đáng nói dù dự án vẫn chỉ là bãi đất hoang nhưng các căn nhà phố, biệt thự, shophouse đã được bán chênh lệch lên tới hàng tỉ đồng.
Loạn môi giới
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sàn môi giới chào mời bán sản phẩm tại dự án này với một mô hình thiết kế khác nhau và đều tự xưng là nhà phân phối chính thức của dự án.
Trong vai khách hàng, chúng tôi liên hệ với Thương, một nhân viên môi giới của Công ty Savills và được biết, mới đây Tập đoàn GS E&C của Hàn Quốc, chủ đầu tư dự án đã mở bán 359 căn nhà phố thương mại, biệt thự và shophouse nhưng số người đặt chỗ lên đến 2.000 người.
Những căn nhà phố có giá từ 8 - 10 tỉ đồng/căn 119 m2, shophouse từ 11 - 15 tỉ đồng/căn, biệt thự đơn lập từ 20 - 30 tỉ đồng/căn, biệt thự song lập từ 11 - 13 tỉ đồng/căn. Do toàn bộ sản phẩm đã bán hết, muốn mua lại, khách hàng phải chịu chênh lệch khoảng 700 triệu đồng/sản phẩm, thậm chí những vị trí đẹp chênh lệch lên đến cả tỉ đồng. "Trong số các khách hàng mua sản phẩm đợt này, khoảng 60% là nhà đầu tư mua đi bán lại. Nếu không mua đợt này anh có thể mua đợt sau. Dự kiến tháng 4.2020 khách hàng mới chính thức đóng 10% ký hợp đồng đặt cọc còn bây giờ đặt giữ chỗ trước từ 200-500 triệu đồng/sản phẩm", nhân viên  này cho hay.
Bên trong dự án vẫn là bãi đất hoang, cây cỏ mọc um tùm ĐÌNH SƠN
Bên trong dự án vẫn là bãi đất hoang, cây cỏ mọc um tùm ĐÌNH SƠN
Một nhân viên kinh doanh tên Tuấn của Công ty Khải Hoàn Land khẳng định, công ty của mình là đơn vị phân phối chính thức của dự án. Giờ khách hàng muốn mua phải chịu mua lại, với mức chênh lệch khoảng 1 tỉ đồng/sản phẩm. "Công ty của em đã đưa sản phẩm dự án ra bán từ nhiều tháng qua, tính đến nay đã bán hàng ngàn nền. Em cam kết anh mua sẽ có lời. Hiện nhiều khách hàng đang bán lại chênh lệch từ 500 triệu - 1 tỉ đồng/nền",  Tuấn nói.
Thậm chí có sàn còn hét giá chuyển nhượng chênh lệch lên đến 1,5 tỉ đồng/nền. Nhân viên các sàn hối thúc khách hàng nên mua gấp vì giá sắp được điều chỉnh tăng khoảng 10%.
Thủ tướng chưa đồng ý
Được biết, dự án trên thuộc Tập đoàn GS E&C có diện tích 349,35 ha, cách nay khoảng ba tháng, chủ đầu tư vẫn còn đang làm thủ tục xin giao, thuê đất.
Năm 2007 dự án đã được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư với tên gọi Khu đô thị mới Nhơn Đức - Phước Kiển. Năm 2008, dự án được UBND TP HCM phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2.000 và 1/500. Tuy nhiên, đến nay thì quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đã hết hiệu lực. Từ đó đến nay UBND TPHCM cũng chưa ban hành quyết định cho phép đầu tư dự án. Do đó, để dự án có thể triển khai thì phải được Thủ tướng ra quyết định chấp thuận đầu tư lại, từ đó làm cơ sở cho chủ đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án.
Theo một lãnh đạo UBND huyện Nhà Bè, dự án trên thuộc thẩm quyền xem xét, cho phép đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng do dự án thực hiện kéo dài đã gần 13 năm, đến nay nhiều văn bản đã hết hiệu lực pháp luật. Khoảng giữa năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 610/TTg đề nghị kiểm tra, rà soát lại dự án vì vậy, vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản đề nghị UBND TP HCM đánh giá lại việc thực hiện dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Có mặt thực tế tại dự án này chúng tôi thấy một khu đất rộng hàng trăm ha nằm dọc đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, TP HCM. Bên trong dự án vẫn còn là một bãi đất hoang cây cỏ mọc um tùm, phía bên ngoài được quây tôn với những tấm bảng hiệu cập nhật một số thông tin liên quan đến dự án và chủ đầu tư. Trong lúc chờ ý kiến của Thủ tướng, chủ đầu tư đã huy động vốn trước với khoảng 2.000 sản phẩm đã được tung ra thị trường.
Theo Đình Sơn (ThanhNiên)

Có thể bạn quan tâm

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Chuẩn bị 42 khu tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua Gia Lai

Chuẩn bị 42 khu tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua Gia Lai

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Xây dựng về tình hình triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

Ngôi nhà tự 'thở' giữa lòng đô thị

Ngôi nhà tự 'thở' giữa lòng đô thị

Toạ lạc trên khu đất rộng 450m2 tại khu đô thị ở Jakarta (Indonesia), ngôi nhà là minh chứng cho lối kiến trúc có thể mở rộng giới hạn không gian sống bằng sự kết nối giữa thiên nhiên, ánh sáng và cảm xúc. 

null