Đôi điều về xuất xứ của một bài đồng dao

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Bài đồng dao “Nhong nhong ngựa ông đã về/Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn” (cũng có dị bản là “Nhong nhong ngựa ông lại về”) từ lâu đã trở nên quen thuộc với mỗi chúng ta.

Hiện nay, trong tủ sách của gia đình tôi có hơn 10 cuốn đề cập câu đồng dao này với những nhận định khác nhau. Trong đó, đa phần là nhận định có liên quan đến nghĩa quân Lam Sơn và Bình Định Vương Lê Lợi.

Trong sách “Đối thoại văn học” của tác giả Hoàng Trinh, Nhà xuất bản Hà Nội (tháng 6-1986) có in như sau: “…Đây là một sự tích lịch sử nhắc lại sự tiến quân của Lê Lợi (ông) từ Lam Sơn ra thành Đông Quan nơi quân Minh đang bị vây hãm… với từ “đã về”-nghĩa quân Lê Lợi đã về đến bến làng Phù Viên ở đầu cầu Long Biên về phía Gia Lâm, nơi có cây bồ đề lịch sử (trang 122, 123).

Còn cuốn “Giai thoại văn nghệ dân gian” do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam biên soạn và xuất bản tháng 11-1986 thì đề cập: “Bồ Đề ở tả ngạn sông Hồng, trông sang giữa Thủ đô Hà Nội. Năm 1426, Vương Thông bị thua ở Tốt Động (Chương Mỹ, Hà Sơn Bình) phải thu quân về cố thủ ở thành Đông Quan. Nghĩa quân Lam Sơn thừa thắng, ồ ạt kéo về vây hãm thành. Bồ Đề được chọn làm nơi đặt đại bản doanh của Bình Định Vương Lê Lợi, nơi này có 2 cây bồ đề nên bến sông gần đó gọi là bến Bồ Đề” (trang 7).

Trong sách “Hào Kiệt Lam Sơn” của tác giả Vũ Ngọc Đĩnh (Nhà xuất bản Văn học năm 2003) có giải thích: Bồ Đề là một bến sông rộng, ở phía Bắc sông Nhĩ, nơi ấy có 2 cây bồ đề vĩ đại cho nên người Bắc ta lấy ngay tên cây đặt tên bến nước… Ngày 15-4-1428, Lê Lợi mới từ đại doanh Bồ Đề vào thành Đông Quan rồi định đô ở đó (trang 1176).

Trong sách “Đại Việt thông sử”, tác giả Lê Quý Đôn (người dịch Ngô Thế Long, do Nhà xuất bản Trẻ và Hồng Bàng, in quý I-2012) cũng đã thể hiện: “Lê Lợi sai dựng một cái lầu mấy tầng trong dinh Bồ Đề, hàng ngày, Lê Lợi ngự tại tầng lầu trên cùng, để trông vào thành bên địch (Đông Quan), cho Nguyễn Trãi ngồi ở tầng lầu dưới, để bàn luận quân cơ hầu vua và thảo những thư từ đi lại” (trang 76, 77).

Trong quyển “Ánh sáng và mùa xuân trí tuệ” do Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp biên soạn, Nhà xuất bản Hà Nội, 1975) thì nêu “…Đặc biệt khi Lê Lợi mở cuộc bao vây Đông Quan, việc Nguyễn Trãi ngồi ở tầng 2 trên dinh Bồ Đề, vừa tiếp tục dự thảo thư từ địch vận và ngoại giao” (trang 178).

Có thể kể thêm ở cuốn sách: Nguyễn Trãi-truyện danh nhân, do Hoài Việt biên soạn, Nhà xuất bản Văn học, tháng 10-1998) có dẫn chuyện “…Thị Lộ chợt nghe có tiếng hát của một bầy trẻ con, từ lối chợ Cầu Đông… mỗi đứa tay cầm một lưỡi liềm, vai khoác một chiếc sọt nhỏ đang vừa đi vừa hát tiến ra lối bờ sông Cái. Bước chân thậm thịch của chúng nhịp theo câu hát: “Nhong nhong ngựa ông đã về/Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn” vừa hát vừa múa lưỡi liềm lên trước mặt như một đoàn con rối…” (trang 200).

Thêm một quyển sách không thể bỏ qua, đó là quyển “Tuyển tập thơ, đồng dao và các trò chơi dân gian Việt Nam” do Hội đồng chỉ đạo xuất bản sách xã, phường, thị trấn biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành (tháng 12-2020) đã xác định là đồng dao và sự ngắt nhịp: “Nhong nhong nhong/Ngựa ông đã về/Cắt cỏ Bồ Đề/Cho ngựa ông ăn/Nhong nhong nhong” (trang 125, 126).

Qua một số tác phẩm đã nêu ở trên, có thể khẳng định rằng câu ca này thuộc thể loại đồng dao, xuất xứ vào giai đoạn khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi (thế kỷ XV) và từ “ông” ở đây chính là Lê Lợi. Tôi xin được dùng một đoạn văn trong sách “Giảng văn tập I” của Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm I Hà Nội (Nhà xuất bản Đại học và THCN tháng 3-1982, trang 277) nhằm minh họa thêm cho bài viết: “Ngày 12 tháng Chạp năm Đinh Mùi, Lê Lợi chính thức làm lễ tống tiễn Vương Thông ở dinh Bồ Đề (phía Gia Lâm, Hà Nội ngày nay) trước khi công bố Bình Ngô đại cáo (ngày 17 tháng Chạp năm Đinh Mùi, đầu năm 1428).

Tuy vậy, hiện nay, một vài tài liệu lại gắn bài đồng dao này với nghĩa quân Tây Sơn. Đơn cử như: Trong cuốn “Bảo tàng Quang Trung Di tích Tây Sơn” và cuốn “Lưu niệm danh nhân thời Tây Sơn” do Bảo tàng Tây Sơn xuất bản (năm 2012, 2013) có 2 bài của tác giả Nguyễn Thị Thìn ở phần nhận định về bài đồng dao này đều viết: “ …Trên khu Gò Lăng, cạnh nhà ông bà Hồ Phi Phúc, Nguyễn Thị Đồng có cây bồ đề cao to, anh em Tây Sơn mỗi lần về quê ngoại thường buộc ngựa tại đây, nên dân gian trong vùng có câu: Nhong nhong ngựa ông lại về/ Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn (trang 19, 31). Còn trong sách “Huyền tích An Khê” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2017), tác giả cũng có nhắc đến bài đồng dao cùng chú thích: “Ca dao thời Tây Sơn”. (trang 150). Liệu có sự nhầm lẫn nào chăng?

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.