Đôi bàn tay mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thương làm sao đôi bàn tay mẹ. Đôi bàn tay chai sần mưa nắng, gầy guộc gió sương. Đôi tay ấy chẳng bao giờ đeo nhẫn, chỉ có bao nhiêu việc nhà cửa ruộng vườn, quanh năm sớm chiều khó nhọc. Ấy vậy mà đôi bàn tay ấy, vẫn êm ái hơn mọi thứ nhung lụa, dịu dàng như một khúc hát đưa nôi. Đôi bàn tay nuôi ta lớn lên, dẫn ta đến với điều hay lẽ phải, dắt ta qua bao giông bão cuộc đời…

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Thuở còn bé con, còn sợ sệt với thế giới bên ngoài thật to với bao điều lạ lẫm, nên cả ngày cứ tíu tít bên mẹ, hễ việc gì cũng gọi mẹ ơi. Bàn tay mẹ bế bồng chăm bón. Đôi tay mẹ an ủi vỗ về. Cơm con ăn, tay mẹ nấu. Nước con uống, tay mẹ đun… Ta lớn lên từ đôi bàn tay mẹ. Trong tay mẹ vững vàng, ta chập chững tập những bước đầu tiên. Đó là điểm tựa đầu đời an toàn tuyệt đối, nơi ta không lo vấp ngã vì bao giờ cũng luôn sẵn một bàn tay nâng…

Tuổi thơ êm đềm ngủ vùi trong yêu thương từ đôi bàn tay mẹ. Giấc ngoan say đầu đời trong cánh nôi tay mẹ đưa nhịp đều đều. À ơi, con ngủ cho ngon… Tay mẹ mỏi nhừ vì bao việc trong nhà ngoài ruộng, vậy mà nhịp nôi đưa vẫn êm ái vô cùng. Thương những đêm hè oi bức, mẹ lặng lẽ ngồi quạt mát cho con, cánh quạt mo chập chờn trong giấc ngủ, thổn thức những yêu thương. Nhớ những ngày mưa lạnh, tay mẹ nấu nước cho con tắm, những hôm con đau tay mẹ sắc nước gừng. Đôi tay mẹ nhọc nhằn vì bao công việc, đêm về lại hằn thêm những nỗi lo âu…

Khi con đi học, học những điều mới lạ, đôi tay mẹ lại ở bên con. Tay mẹ dẫn con đến trường, dạy con tập đếm. Tay mẹ cầm cho con nắn nót từng nét chữ đầu tiên. Đi qua tháng ngày, con dần khôn lớn, theo cái vẫy tay của mẹ, bước đi xa hơn mà không còn thấy rụt rè. Con vào lớp, mẹ lại về với ruộng đồng, đôi tay dãi dầu mưa nắng. Vất vả một đời tay mẹ rám nắng khô gầy. Vậy mà mỗi khi con về nhà, lúc nào cũng có bữa cơm nóng ngon lành từ tay mẹ nấu, nơi bàn học của con lúc nào cũng có quả chuối, quả cam do tay mẹ chăm trồng…

Rồi trên bước đường đời, có những lần vấp ngã, những khi muốn ngồi xuống khóc òa như một thuở trẻ con, ta lại chạy về bên mẹ, nắm lấy đôi tay thô ráp mà lúc nào cũng ấm áp thương yêu. Đôi tay mẹ dỗ dành lòng ta thấm mệt, xoa mái đầu khuyên nhủ điều thiệt điều hơn. Đôi tay mẹ lại trao cho ta niềm tin, động viên ta vững vàng bước tiếp, vẫy theo bước chân ta ra với cuộc đời.

Tôi thương mẹ tôi, cả một đời bà hy sinh lặng lẽ, cho tôi không phải tay cuốc tay cày. Chưa bao giờ biết đến chiếc nhẫn hay đồng hồ đeo tay, cả những ngày phụ nữ mẹ cũng chưa từng được ôm bó hoa nào. Đôi tay mẹ chai sần thô kệch. Nhưng đôi bàn tay ấy suốt đời tôi mãi mang ơn…

Phạm Tuấn Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.