Đọc " Một mai thức dậy" của Lữ Hồng: Nẻo về của tình thương (*)

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

* (Đọc “Một mai thức dậy”, thơ Lữ Hồng, NXB Hội Nhà văn, 2017)

(GLO)- “Một mai thức dậy” là câu chuyện được kể bằng thơ của Lữ Hồng (hiện là giáo viên Trường THCS Kpă Klơng, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông). 20 bài trong tập thơ “Một mai thức dậy” là nghị lực, khát vọng xuyên màn đêm của cô gái phải sống chung với căn bệnh ung thư suốt 8 năm qua để hướng tới ánh bình minh, là khát khao được sống, được yêu thương, là sự trao truyền niềm tin cho những người cùng cảnh ngộ.


 

 

Với cảm xúc chân thành, trong trẻo, Lữ Hồng hóa thân mình vào nhân vật để kể về cuộc đời bằng những ngôn từ dung dị, để kết nối tâm hồn mình trong một liên hoàn của sự thăng hoa, của dạt dào nỗi nhớ. Chị làm một chuyến đi về trong miền ký ức về thầy cô và tháng năm học trò đã qua “Bảng đen, phấn trắng chưa mờ/Lặng trong ký ức bây giờ mới thương”. Chút “lặng” ấy như tĩnh mà chợt động để khơi dòng cho năm tháng ùa về, “lặng” như mắt thơ để kết nối tất cả những bỡ ngỡ, xao xuyến thành bóng dáng thầy cô qua những câu thơ trĩu nặng ân tình “Tóc thầy bạc trắng như sương/Đưa đò qua bến, ngược con nước về” (Nẻo về của tình thương).

Lữ Hồng chông chênh trong ký ức để chìm vào trong thương nhớ quê nhà qua dáng cha, dáng mẹ, có cơn mưa gợi nhớ cả tuổi thơ “Mưa quê nhà có chút buốt của hơi sương/Mẹ hái cọng rau trong vườn/Luộc, chan vào cơm nghe mát rõ/Mưa gội cho cha lưng trần nhiều đất đỏ/Những trưa hè, cha hứng nắng nuôi con” (Mưa quê nhà). Tác giả vận dụng vốn ngôn từ dân dã (cọng rau, luộc, chan) kết hợp với hình thức văn xuôi hóa trong thơ tạo nên câu thơ giàu hình ảnh, kết cấu theo dòng cảm xúc tự nhiên sống động giúp người đọc cảm nhận được hơi thở của cuộc sống. Mạch thơ tiếp nối với những sinh hoạt gia đình “Ngày cùng bọn nhóc chạy lon ton và ấp ủ một khoảng trời bên mẹ/Ngày chị em học bài và nghe mái tôn sau nhà rơi rất khẽ/…/Giấc ngủ non cứ chập chừng sợ dột”. Quê nhà, điểm tựa tinh thần để tác giả tự tin bước về phía trước, để sống kiên cường và mạnh mẽ hơn, cứ bình dị giữa những xô bồ lạc lõng “Thương quê nhà, nỗi nhớ chẳng thành tên/Mưa bụi nơi xa cứ dội về nghe rát bỏng/Soi mình trong chiều hè lạc lõng/Mưa dạt về trong vắt tuổi thơ êm” (Mưa quê nhà).

Tình yêu trong thơ Lữ Hồng là dư âm của sự trắc trở nhưng không ủy mị vương sầu mà mạnh mẽ chấp nhận, mạnh mẽ đón nhận sự vụn vỡ ấy như là tất nhiên, là quy luật “thu nào không đổ lá/màu hoa nào không ngả/tình nào không phôi pha”. Cấu trúc lặp liệt kê A như là B cùng với thể thơ 5 chữ được Lữ Hồng sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật tạo nên mạch thơ liên hoàn để khẳng định sự tất yếu của không gì là mãi mãi. Lữ Hồng sử dụng những câu thơ với kết cấu lỏng, đứt đoạn và khoảng trắng (…, -) đã tạo nên sự cộng hưởng kỳ lạ giữa ngôn ngữ và thị giác tạo nên sự vận động của nhịp thơ để rồi dịch chuyển từ mạnh mẽ đón nhận đến khẳng định “Em đừng buồn nghe em/ Giữa biển đời sâu rộng/Sánh đôi hay lẻ bóng/Thở một mình vẫn đau” (Em đừng buồn nghe em). Và tác giả, trong cái e ấp, thẹn thùng của tuổi 15 đã tinh nghịch ướm thử lòng người trai bằng sự khéo léo “Anh đừng lui tới, lỡ thương thầm/Em bận theo mẹ già may áo/Chưa dám gửi lòng ở gió trăng”. Lữ Hồng mạnh dạn khai thác sự tinh nghịch trong ca dao để tạo nên con người mạnh mẽ và khát vọng trong tình yêu “Anh bỏ quên hoa bên thềm vắng/Em nhặt, mang về ủ tình câm” (Để em ở lại tuổi mười lăm). Con người trong thơ chị mang trong mình một khát khao, một niềm tin để hướng về phía trước, dẫu trong hành trình ấy còn chông gai, còn những bi kịch (Tình câm). Thơ Lữ Hồng dung hòa giữa cuộc đời và cảm xúc với cái tôi đầy tự nhiên, đầy tự tin vượt qua tất cả mọi trở ngại. Chị mạnh mẽ đối diện với tình yêu bằng câu hỏi để ngõ hầu đối thoại với tim mình “Anh có còn thương em nữa không?/Để em đem tóc gửi trời hong/Cùng anh đi cạn mùa trăng ấy/Hết lẻ loi riêng một góc lòng” (Anh có còn thương em nữa không?).

“Một mai thức dậy” là lát cắt về sự chiêm nghiệm cuộc đời với tâm thế tự tin, lạc quan, yêu thiết tha cuộc sống với những ước vọng bình thường, thong thả, nhẹ nhàng “Em muốn hát về cuộc đời/Cho cuộc đời bớt lẻ loi/Em muốn hát về phận người/Cho phận người hết nhỏ nhoi” (Hát giữa đêm). Chị như quên đi những gập ghềnh, thách thức (Ngày nổi bão) đang đón đợi phía trước để thăng hoa trong cảm xúc “Hơn một lần anh hát/Thêm một lần em tin/Quên hết thế nhân tình/Đang chực ngày nổi bão”. Trước sóng gió cuộc đời, Lữ Hồng mạnh mẽ, tự tin đón đợi với sự bình thản “Hãy giản đơn đi anh/Đời đã nhiều phức tạp/Buồn thì anh cứ hát/ Buồn, yên lặng em nghe” (Không tên). Xa những ồn ào cuộc sống, tác giả chọn cho mình một sự bình yên từ những nhẹ nhàng trong thế giới tinh thần “Anh đến thăm em nhé, đừng chờ!/Môi em sẽ cùng anh, men rượu cần thêm ngọt/Cạn nồng rồi, anh cứ rót…/Quên bộn bề chỉ nhớ nhau thôi” (Cao nguyên em chưa bao giờ ngừng lộng gió).

“Một mai thức dậy” với ngôn từ giản dị, gần gũi, thân thuộc, nhịp thơ được biến tấu đa dạng theo các hình thức thơ tạo nên một bản hòa âm đầy xao xuyến, đầy tươi mới, đầy hy vọng. Tập thơ là sự trong trẻo của hình ảnh, của tâm hồn đầy nghị lực, đầy khát vọng, đầy tự tin của tác giả vào cuộc sống ở ngày mai. Nó như một nhật trình để chị tích góp yêu thương, để độc giả soi chiếu và cảm nhận rõ hơn niềm tin tác giả gửi trao trong mỗi vần thơ, để thấy cuộc đời bừng lên những sắc màu ấm áp, nhẹ nhàng hơn, đáng sống hơn.

Hạ Quyên

----------------------
(*) Thơ Lữ Hồng.

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.