Doanh nhân Việt Nam và khát vọng đồng hành cùng dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Hoạt động kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13-10) được tổ chức khắp các tỉnh, thành phố để tôn vinh những đóng góp to lớn của doanh nhân, doanh nghiệp đối với sự phát triển của đất nước.

Đặc biệt là sau 2 năm chịu tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19, những đóng góp của đội ngũ doanh nhân đã góp phần quan trọng đối với quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng, với mức tăng trưởng cao ngoài dự đoán: 8,3% trong 9 tháng năm 2022. Tuy nhiên, phía sau những thành công đó, là sự lao tâm khổ tứ, là bản lĩnh vượt qua khó khăn, thử thách để nuôi khát vọng đồng hành cùng đất nước.  

 Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp ảnh với Top 10 doanh nhân tiêu biểu năm 2022.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp ảnh với Top 10 doanh nhân tiêu biểu năm 2022. Ảnh: Đ.C



Cả nước hiện có gần 900 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14 ngàn hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể. Tính ra, đội ngũ doanh nhân cả nước đã lên đến hàng triệu người.    

So với quãng thời gian hơn 2 năm trước, khi cả nước phải đánh vật với cuộc chiến chống dịch Covid-19, có thể nói, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang có sự thay đổi rất lớn. Quá trình chuyển đổi số tại các doanh nghiệp diễn ra nhanh hơn bất kỳ thời gian nào trước đó. Covid-19 vừa là thách thức, nhưng cũng vừa là cơ hội để doanh nhân-doanh nghiệp nhìn lại mình, đánh giá lại mô hình kinh doanh, cách quản trị doanh nghiệp, xác định lại mục tiêu phát triển….

Dịch bệnh, chiến tranh, dù là trực tiếp trong nước hay từ khu vực và quốc tế như cuộc xung đột Nga-Ukraina với những biến đổi nhanh chóng, khó lường về mọi mặt-thì cũng đều là những thử thách hết sức to lớn. Nó như những cơn sóng cả-sẵn sàng xô đẩy “những con thuyền” doanh nghiệp trong hành trình vượt đại dương. Xây dựng được bản lĩnh doanh nhân-người chỉ huy “vững tay chèo” vượt sóng lớn không phải ngày một, ngày hai. Trọng trách doanh nhân Việt Nam thời kỳ này hết sức to lớn, là lực lượng dẫn dắt trên mặt trận kinh tế. Ngắn hạn, là phục hồi sau dịch, là vượt qua những bất ổn trên bình diện toàn cầu, tìm kiếm cơ hội phát triển. Dài hạn là hòa cùng khát vọng của dân tộc, xây dựng một Việt Nam hùng cường trong tương lai.

Bản lĩnh doanh nhân, trước hết là tố chất của cá nhân. Bản lĩnh này được bồi đắp theo thời gian, theo nỗ lực tự thân của từng chủ doanh nghiệp. Bản lĩnh được thể hiện qua khả năng điều hành doanh nghiệp, tầm nhìn, khát vọng, định vị thương hiệu trên thương trường, không những trong nước, mà còn vươn ra tầm quốc tế. Bản lĩnh này cũng thể hiện ngay ở những yêu cầu cơ bản: kinh doanh đúng pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước, bảo đảm quyền lợi của người lao động. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã làm được điều đó. Chúng ta đã có những tên tuổi doanh nghiệp, doanh nhân vươn tầm toàn cầu.

Tuy nhiên, những năm gần đây, doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhanh về số lượng, nhưng cũng có nhiều vấn đề, thể hiện tính thiếu bền vững. Nhiều vụ vi phạm liên quan tới doanh nghiệp, như xả thải, gây ô nhiễm môi trường, kinh doanh gian dối, buôn lậu trốn thuế, gian lận thương mại… Gần đây là các vụ “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của một số doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu, nâng khống giá trị doanh nghiệp, bán chui cổ phiếu, thao túng thị trường chứng khoán, chiếm đoạt tiền của người dân và khách hàng… với những cái tên như Phạm Anh Dũng (Tân Hoàng Minh), Trịnh Văn Quyết (FLC), Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát)… đã ít nhiều ảnh hưởng tới niềm tin của xã hội với đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân. Cụm từ “gian thương” với những chiêu trò tinh vi hơn, trở lại như một nỗi ám ảnh của xã hội.

Dẫu biết rằng đó chỉ là cá biệt, là “con sâu làm rầu nồi canh”! Nhưng vấn đề đạo đức doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp cũng đã được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết!

Đứng ở góc độ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, đằng sau những thành công, cơ nghiệp lớn gây dựng được là mồ hôi, nước mắt, là tâm huyết đời người… Để trụ vững, phát triển đàng hoàng, là cả một quá trình, đòi hỏi trình độ, kỹ năng, tiềm lực tài chính, uy tín kinh doanh. Những doanh nghiệp như vậy-do các doanh nhân bản lĩnh dẫn dắt-ngày càng nhiều thêm, mới chính là động lực cho phát triển bền vững của đất nước.  

60 doanh nhân được vinh danh với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhân dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13-10) tổ chức tại Hà Nội ngày 12-10 là những doanh nhân tiêu biểu cho tinh thần kiên cường, chủ động, linh hoạt, sáng tạo và đặc biệt là ý chí tinh thần vượt mọi khó khăn thử thách của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam là dịp để xã hội tôn vinh đội ngũ doanh nhân, tiếp thêm niềm tin, động lực cho họ, đồng thời gửi gắm sự kỳ vọng đội ngũ doanh nhân luôn biết giữ bản lĩnh vững vàng, nung nấu khát vọng vươn lên, đồng hành cũng dân tộc, chung tay xây dựng đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp, hùng cường.

 

ĐÌNH CƯƠNG

 

Có thể bạn quan tâm

Chuyến thăm lịch sử

Chuyến thăm lịch sử

Quan hệ Việt Nam - Cuba do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro đặt nền móng, là mối tình hữu nghị đặc biệt, thủy chung, trong sáng, hiếm có, “là một biểu tượng thời đại” trong quan hệ quốc tế.
Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

"Như câu chuyện thành công của quan hệ Việt-Mỹ, thế giới sẽ biến những điều không thể thành có thể, tiếp tục dựng xây một nền văn minh vững bền, tiến bộ cho toàn nhân loại". Đó là điều mà TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại học Columbia (New York, Mỹ) vào ngày 23.9.
Trường học không điện thoại di động

Trường học không điện thoại di động

Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM), nhiều năm giữ vị trí số 1 trong các trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất TP, cấm học sinh dùng điện thoại di động trong bao nhiêu năm qua, kể cả giờ ra chơi, ăn bán trú, nghỉ trưa.
Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Nhìn lại vụ xây khu du lịch trái phép hàng nghìn mét vuông ở Phú Hài, TP.Phan Thiết và biệt thự trái phép trên đất làng nghề ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) cho thấy có dấu hiệu 'nhờn' với pháp luật.
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Đứng lên sau thảm họa Yagi

Đứng lên sau thảm họa Yagi

(GLO)- Phải quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi) và lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc để nhanh chóng ổn định đời sống người dân; đồng thời triển khai khẩn trương, đồng bộ các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của năm 2024.

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Tết Trung thu luôn là khoảng thời gian mà các em nhỏ khắp cả nước mong ngóng, háo hức. Trung thu về, bao em nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ em kém may mắn khác thì thế nào, đặc biệt năm nay có nhiều biến cố xảy đến?