Doanh nghiệp lại bị vạ lây từ đối tác nước ngoài phá sản

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nhiều doanh nghiệp đã và đang khốn khổ do những khoản nợ khó đòi từ đối tác.
 

 Nhiều doanh nghiệp bị vạ lây thua lỗ do đối tác phá sản- Ảnh: Đ.Ngọc Thạch
Nhiều doanh nghiệp bị vạ lây thua lỗ do đối tác phá sản- Ảnh: Đ.Ngọc Thạch



Những ngày đầu tháng 6, công ty dầu khí KrisEnergy có trụ sở tại Singapore thông báo không có khả năng thanh toán các khoản nợ và sẽ tiến hành thanh lý. Đơn vị đã đệ đơn lên tòa án xin phá sản và sẽ bán tài sản để trả nợ. KrisEnergy là đối tác của chính phủ Campuchia để phát triển các giếng dầu tại lô A, mỏ Apsara, trên vịnh Thái Lan. Trước đó vào tháng 10.2020, Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD) ký hợp đồng cung cấp giàn khoan tự nâng cho KrisEnergy. Đây là hợp đồng cung cấp dịch vụ khoan đầu tiên của PVD tại Campuchia.

Báo cáo tài chính kiểm toán 2020 của PVD ghi nhận khoản công nợ 114 tỉ đồng với KrisEnergy, chiếm 13,2% khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp. Nhưng đến hết quý 1/2021, khoản công nợ với KrisEnergy giảm còn 107,3 tỉ đồng nhưng vẫn tương đương 19,4% doanh thu của cả quý.
Báo cáo quý 1/2021 của PVD cũng cho thấy công ty này sụt giảm mạnh về doanh thu so với cùng kỳ năm trước khi chỉ đạt 549,9 tỉ đồng, giảm 67,2% và bị lỗ gần 104 tỉ đồng trong khi cùng kỳ năm trước vẫn lãi 24,3 tỉ đồng. Như vậy lợi nhuận bị sụt giảm đến 527,5%. Do đó với việc đối tác lớn nộp đơn phá sản, PVD sẽ phải trích lập dự phòng cho khoản nợ nói trên và có thể sẽ khiến kết quả kinh doanh chưa thể sáng sủa hơn.

Còn đối với Công ty cổ phần Thủy điện Cần Đơn (SJD), dù đối tác chưa đến mức phá sản nhưng cũng trở thành nợ khó đòi. Cụ thể, năm 2012, doanh nghiệp cho vay ngắn hạn đối với Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long, Công ty cổ phần Điện Việt Lào và Công ty cổ phần Thủy điện Trà Xom với nợ gốc hơn 42 tỉ đồng.

Ba khoản cho vay trên đã quá hạn và được trích lập dự phòng cả nợ gốc và lãi vay tại thời điểm cuối năm 2015 và đến hết quý 1/2021, công ty phải trích lập dự phòng tổng nợ gốc và lãi lên hơn 61 tỉ đồng. Đáng chú ý, trước đó do các kiểm toán viên không thể thực hiện đối chiếu công nợ, báo cáo kiểm toán tài chính năm 2020 của Thủy điện Cần Đơn đã nhận ý kiến ngoại trừ. Cũng chính vì lý do này, cổ phiếu SJD không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Công ty này cho biết đang thực hiện các thủ tục khởi kiện để đòi các khoản nợ về cho đơn vị.

Trước đó, một số doanh nghiệp Việt Nam như Công ty cổ phần May Sông Hồng (MSH) đã phải trích lập dự phòng gần 186 tỉ đồng đối với khoản nợ hơn 218 tỉ đồng từ tập đoàn bán lẻ New York & Company (Mỹ) sau khi đối tác này nộp đơn phá sản từ giữa năm 2020.

Tương tự, Công ty cổ phần dệt may - đầu tư thương mại Thành Công (TCM) từ năm 2018 cũng bị kẹt một khoản nợ hơn 100 tỉ đồng sau khi hãng bán lẻ Sears Holdings của Mỹ phá sản (khoản nợ từ 2 công ty con của Công ty Sears là Roebuck & Co và Công ty Kmart Corporation). Dù cũng tham gia nhiều biện pháp để thu hồi khoản nợ nói trên nhưng đến nay Thành Công vẫn không đạt kết quả và xem như mất trắng hàng trăm tỉ đồng...

Theo Mai Phương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Tổng Công ty CP Bia rượu Nước Giải Khát Sài Gòn sẽ chi hơn 830 tỷ đồng để mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây và chi hơn 100 tỷ đồng để mua hơn 2 triệu cổ phiếu WSB của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.