"Định vị" văn hóa truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Từng có những lo ngại về sự mai một văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai, song nhiều nỗ lực “định vị” gần đây đã khôi phục bản sắc, tạo ra giá trị khác biệt và lâu bền.

Cái nắng trưa đổ xuống khoảng sân nhà Nghệ nhân Ưu tú Ksor Hnao (làng Kép, phường Đống Đa, TP. Pleiku) không làm những nhát rìu, đục của các nghệ nhân chậm lại. Những khúc gỗ thô mộc thoáng chốc mang hồn cốt riêng của từng gương mặt già trẻ, gái trai trong các sinh hoạt đời thường. Dưới bóng nắng, hàng chục bức tượng gỗ lộ rõ vẻ gồ ghề mà sắc sảo trên từng đường nét. Ngoài tạc tượng cỡ lớn thông thường, các nghệ nhân còn được học cách thu nhỏ tượng thành sản phẩm du lịch “bỏ túi” độc đáo.

 Một nghệ nhân tham gia lớp bồi dưỡng tạc tượng. Ảnh: Phương Duyên
Một nghệ nhân tham gia lớp bồi dưỡng tạc tượng. Ảnh: Phương Duyên


Được sự tạo điều kiện của Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai, lớp bồi dưỡng kỹ năng tạc tượng nói trên diễn ra từ ngày 3 đến 6-5, thu hút 15 nghệ nhân trong tỉnh về tham dự. Họ đều là những người có nghề, song lớp học đặc biệt này đã bồi đắp thêm trong họ tình yêu văn hóa dân tộc mà ông cha truyền dạy. Hơn thế, họ còn biết cách dựa vào đó để có thêm thu nhập.

Nhà văn Thu Loan-đồng Chủ nhiệm dự án “Phát huy giá trị tượng gỗ dân gian của người Bahnar, Jrai tại Gia Lai”-cho biết: Dự án được Hội đồng Anh phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam xét duyệt, ký kết hợp đồng tài trợ hồi cuối năm 2021. Việc mở lớp bồi dưỡng kỹ năng tạc tượng là một trong những bước triển khai dự án. “Đồng bào Bahnar, Jrai có nền văn hóa dân gian phong phú, độc đáo, thể hiện trong phương thức sản xuất, phong tục tập quán, lễ hội, văn học nghệ thuật, tín ngưỡng tôn giáo… Đặc biệt, việc làm tượng gỗ dân gian đã tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, để phù hợp với cuộc sống hiện đại và tạo thêm thu nhập cho nghệ nhân, tượng gỗ cần được cải tiến, có nhiều kích thước khác nhau, giá cả hợp lý để có thể trở thành hàng hóa”-nhà văn Thu Loan chia sẻ.

Với quan điểm đó, mục tiêu của lớp bồi dưỡng là giúp nghệ nhân có thể tạc được tượng với các kích cỡ khác nhau, bằng những loại gỗ sẵn có trong vườn, quanh nhà. 17 tượng lớn hoàn thiện sau lớp bồi dưỡng sẽ được bổ sung trang trí tại các khu trưng bày tượng gỗ trên địa bàn TP. Pleiku như: Làng văn hóa-du lịch Plei Ốp, Công viên Đồng Xanh… Cùng với đó, 17 tượng nhỏ và 5 bộ mẫu “Tượng gỗ Gia Lai” sẽ được trưng bày tại một số điểm du lịch, các cơ sở lưu trú như: Biển Hồ, Khách sạn Tre Xanh Plaza… Chủ nhiệm dự án cũng sẽ phát một số mẫu phiếu điều tra để đánh giá các nhóm tượng được yêu thích nhất, từ đó quảng bá, kết nối và tiêu thụ.

Tại Gia Lai từng có rất nhiều lớp tập huấn về tạc tượng; không ít hội thi về kỹ năng này được tổ chức. Nhưng tính đến “đầu ra” cho sản phẩm thì không phải ai cũng làm được. Có thể nói, việc tạo sinh kế bền vững cho người dân bằng cách khai thác di sản văn hóa dân tộc cũng chính là tạo động lực bảo tồn một cách hiệu quả, xây dựng lực lượng kế cận biết yêu quý, trân trọng bản sắc. Tuy đã 72 tuổi và đẽo tượng thuần thục nhưng nghệ nhân Ksor Jeo (buôn Bhă Nga, xã Ia Rmok, huyện Krông Pa) vẫn muốn tham gia lớp bồi dưỡng. “Mình muốn học cách tạc tượng cho đẹp hơn để về truyền dạy cho lớp trẻ, nhất là cách thu nhỏ tượng để làm du lịch”-ông Jeo bày tỏ. Còn nghệ nhân Đinh Bri (làng Pyang, thị trấn Kông Chro) cũng rất vui khi thông tin: Có một khóa truyền dạy kỹ năng tạc tượng tại thị trấn đang chờ ông về làm người đứng lớp.

Những năm qua, ngoài nỗ lực của địa phương, công tác bảo tồn các giá trị truyền thống còn có sự chung tay của nhiều cá nhân, tổ chức tâm huyết, trong đó có Hội đồng Anh. Bên cạnh dự án trên, còn có 3 dự án khác được xét duyệt, tài trợ trong năm 2022, gồm bảo tồn, phát huy giá trị cồng chiêng, thuyền độc mộc, nghề dệt thổ cẩm… (mức tài trợ cao nhất là 150 triệu đồng/dự án). Tuy số kinh phí trên không phải lớn nhưng lại có tác động mạnh mẽ, từ đó nâng cao ý thức tự tôn của cộng đồng các dân tộc bản địa, giúp họ “định vị” bản sắc. Hiểu rõ giá trị của sự khác biệt để gìn giữ, quảng bá là mục tiêu các dự án hướng tới.

Mặt khác, sau 2 năm các hoạt động văn hóa bị đình trệ do dịch Covid-19, sự trở lại của các sự kiện, hội thao, hội thi, liên hoan gần đây tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã “hồi sinh”, thổi bùng tình yêu với văn hóa dân tộc. Dần dà, nhiều người đã thôi hoài nghi về sự mai một bản sắc văn hóa truyền thống, bởi đâu đó tình yêu ấy vẫn được âm thầm nuôi dưỡng để cháy lên, bằng cách này hay cách khác.  

 

 PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.