Điểm đến trên vùng đất Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Kể từ ngày đưa vào vận hành đến nay, Nhà máy Thủy điện Ialy (Công ty Thủy điện Ialy) được biết đến không chỉ bởi là nhà máy lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên mà còn thu hút đông đảo người dân cùng hàng trăm ngàn lượt du khách gần xa đến chiêm ngưỡng, khám phá mỗi khi đặt chân đến miền đất đỏ Tây Nguyên.
 

Cổng chính Nhà máy Thủy điện Ialy.
Cổng chính Nhà máy Thủy điện Ialy.

Để đến Ialy, hành trình có thể bắt đầu từ TP. Kon Tum (Kon Tum) hoặc TP. Pleiku (Gia Lai) theo quốc lộ 14 đến trung tâm hành chính huyện Chư Pah rẽ theo tỉnh lộ 603 đi chừng 20 km trên con đường nhựa êm ái, hai bên rừng cao su xanh ngắt là đến Nhà máy Thủy điện Ialy. Đến đây, du khách sẽ tận mắt nhìn thấy thủy điện lớn nhất miền Trung-Tây Nguyên, nơi ghi dấu chân chinh phục thiên nhiên của con người, nghe kể về chuyện tình của chàng Rốc-nàng Ly; chiêm ngưỡng và khám phá chuỗi các công trình kiến trúc đồ sộ, cảm nhận được cái thư thái, thanh bình của thiên nhiên, trời đất để quên đi những xô bồ, hối hả của cuộc sống hiện đại.

Mênh mông lòng hồ

Tại cổng chính vào nhà máy du khách phóng tầm nhìn để quan sát toàn bộ hồ chứa có diện tích hơn 64 km2. Ngoài vai trò tích nước phát điện, hồ Ialy còn là điểm tham quan lý tưởng cho những ai muốn khám phá sông nước. Lòng hồ bao la trong vắt vào mùa khô và mênh mang con sóng nối đuôi vỗ bờ trong những tháng mùa mưa. Đây cũng là nơi sinh sống của các loài thủy sinh nước ngọt và mỗi khi bình minh ló dạng cũng là lúc hàng đàn cò, diệc, le le… lại bay về kiếm mồi để bắt đầu cho một ngày mới.

 

Tràn xả lũ và đập dâng.
Tràn xả lũ và đập dâng.

Tràn xả lũ và đập dâng

Tràn xả lũ gồm 6 cửa van cung, mỗi cửa rộng 15 mét, có chức năng như tên gọi là xả nước vào mùa lũ. Tại nơi này vào mỗi sáng mùa lũ, du khách được chiêm ngưỡng một vùng không gian rộng lớn, lãng đãng khói sương, ẩn hiện cầu vồng 7 sắc vắt mình qua 2 bờ dòng sông.

Đập dâng dài 1.190 mét, cao 69 mét, thân đập được thiết kế hình vòng cung vừa đạt hiệu quả kỹ thuật vừa giữ được hình dáng thác Ialy huyền thoại ngày xưa. Nhìn từ xa đập dâng như dải ngân hà vắt qua bầu trời. Đứng trên đập sẽ nhìn bao quát đến tận đỉnh núi Ngọc Linh với ngút ngàn màu xanh của núi rừng. Du khách sẽ cảm nhận được cái hữu hạn của mình trong cái vô hạn của trời đất, thán phục với ý chí và lòng chinh phục thiên nhiên của những người làm thủy điện.

Đài tưởng niệm và cửa nhận nước

 

Du khách viếng thăm Đài tưởng niệm.
Du khách viếng thăm Đài tưởng niệm.

Đi hết đập dâng là đến Đài tưởng niệm, đài được thiết kế theo hình bát giác (tượng trưng 4 phương 8 hướng) tọa lạc trên đỉnh đồi cao, trang trọng và uy nghiêm. Công trình là sự tri ân và tưởng niệm những người con ở khắp mọi miền đất nước đã hy sinh trong quá trình xây dựng các nhà máy thủy điện trên dòng sông Sê San.


Sau lưng Đài tưởng niệm là cửa nhận nước, du khách sẽ chứng kiến và nghe giới thiệu về hạng mục này. Tại cửa này, nước được dẫn vào nhà máy bằng 2 đường hầm có đường kính trong 7 mét, xuyên qua núi với chiều dài mỗi hầm hơn 4.000 mét…

 

Gian máy ngầm thủy điện Ialy.
Gian máy ngầm thủy điện Ialy.

Cung điện ngầm

Là cách gọi ví von của gian máy ngầm thủy điện Ialy, nơi đặt các tổ máy. Để đến nơi này, du khách phải đi bộ trong đường hầm có chiều dài hơn 600 mét, xuyên qua lòng núi. Tại cao trình 309 mét so với mực nước biển, gian máy ngầm là khoảng không gian rộng, mát mẻ bởi hệ thống quạt thông gió. Bốn tổ máy cùng hệ thống công nghệ đồ sộ được đặt ở đây. Ánh sáng mờ ảo, âm thanh của tổ máy cùng một chút âm u đã biến gian máy ngầm thành cung điện trong lòng đất.

Xuôi dòng Sê san

Trong điều kiện thuận lợi về nguồn nước, du khách có thể xuôi dòng Sê San từ hạ lưu thủy điện Ialy bằng ca nô để đến thủy điện Sê San 3 (thủy điện lớn thứ 2 do Công ty quản lý). Hành trình xuôi dòng sông Sê San trong gần 30 phút là dịp để du khách tận hưởng cảm giác thanh bình giữa rừng già, nghe tiếng vượn hót, cá quẫy đớp mồi, ngắm thiên nhiên, trời, mây, nước Tây Nguyên…   

Và còn nhiều điều nữa ở thủy điện Ialy mà chỉ có thể cảm nhận được nếu bạn đặt chân đến nơi này.

Mẫn Lê

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.