Dịch vụ lưu trú kỳ vọng ấm lên trong dịp Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xu hướng du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm văn hóa-ẩm thực kết hợp thăm người thân là một trong những yếu tố cần thiết để dịch vụ lưu trú Gia Lai kỳ vọng ấm lên dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Trong vài năm trở lại đây, xu hướng du lịch nghỉ dưỡng kết hợp thăm người thân dịp Tết ngày càng phổ biến. TP. Pleiku là một trong những điểm đến thu hút khách nội địa dịp Tết khi nằm trong cung đường du lịch trải nghiệm 3 tỉnh Đak Lak-Gia Lai-Kon Tum.

Sự lên ngôi của xu hướng du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm ẩm thực địa phương dịp Tết tạo đà tăng trưởng doanh thu dịch vụ cho ngành du lịch địa phương. Ảnh: (NVCC)

Sự lên ngôi của xu hướng du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm ẩm thực địa phương dịp Tết tạo đà tăng trưởng doanh thu dịch vụ cho ngành du lịch địa phương. Ảnh: (NVCC)

Chia sẻ về dự định du lịch xuyên Tết năm nay, bà Nguyễn Huỳnh Nga (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết: “Trước Tết, gia đình tôi đã tranh thủ dịp cuối tuần để đi du lịch nghỉ dưỡng tại Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Dịp Tết, chúng tôi dự định đi du lịch theo tour từ TP. Hồ Chí Minh-Buôn Ma Thuột (tỉnh Đak Lak)-Pleiku (Gia Lai)-Măng Đen (Kon Tum). Vừa du lịch tham quan cảnh đẹp tận hưởng không khí mát mẻ, vừa kết hợp gặp gỡ bạn bè, thưởng thức các món ăn đặc trưng của Tây Nguyên”. Sự lên ngôi của xu hướng du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm ẩm thực địa phương dịp Tết đã tiếp nhiệt cho ngành dịch vụ lưu trú-ẩm thực, tạo đà kinh doanh ngay từ những tháng đầu năm 2024.

Với tâm thế mong đợi một mùa kinh doanh thuận lợi, bà Ksor H’Oanh-Chủ quán gà nướng cơm lam Bazan (hẻm 480 Lê Duẩn, TP. Pleiku)-chia sẻ: “Từ kinh nghiệm kinh doanh dịp Tết cho thấy, du khách trong và ngoài nước rất thích trải nghiệm khám phá văn hóa ẩm thực bản địa. Thông thường từ ngày 26 âm lịch là bạn hàng, đối tác đặt bàn trước cho dịp Tết. Từ mùng 2 Tết chủ yếu là phục vụ khách trong tỉnh, mùng 4 trở đi thì lượng khách ngoài tỉnh tăng lên. Năm nay tôi cũng mong hoạt động kinh doanh dịp Tết thuận lợi, du khách đến với Gia Lai ngày càng nhiều hơn”.

Ngay từ đầu năm 2024, công suất khai thác phòng tại nhiều khách sạn đạt mức ổn định khi nhiều đoàn du khách trong và ngoài nước đến Gia Lai công tác, du lịch. Ảnh: Sơn Ca

Ngay từ đầu năm 2024, công suất khai thác phòng tại nhiều khách sạn đạt mức ổn định khi nhiều đoàn du khách trong và ngoài nước đến Gia Lai công tác, du lịch. Ảnh: Sơn Ca

Theo ghi nhận từ các đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú, trong nửa đầu tháng 1-2024, công suất khả năng khai thác ở hầu hết các cơ sở, doanh nghiệp vẫn giữ mức ổn định, lượng khách trong và ngoài nước đến Gia Lai thời gian trước Tết tăng hơn đã giúp cho tình hình kinh doanh có dấu hiệu ấm lên. Ông Trần Bá Huấn-Phó Quản lý Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai (01 Phù Đổng, TP. Pleiku)-thông tin: “Trong tháng 1, tình hình kinh doanh có dấu hiệu ấm lên khi lượng khách nước ngoài tăng nhẹ trước Tết, đặc biệt là các đoàn khách Pháp đã quay trở lại sau một thời gian dài. Hiện nay, lượng phòng đặt cho thời gian từ mùng 2 đến mùng 7 Tết đạt trên 40 phòng. Khách nước ngoài lưu trú dịp Tết chủ yếu đến từ các nước Thái Lan, Lào, Campuchia. Ngược lại, lượng khách nội địa phát sinh ít, đa phần là nhóm khách gia đình đi du lịch kết hợp thăm người thân”.

Các đoàn khách nội địa lựa chọn Pleiku là điểm dừng chân nghỉ ngơi lý tưởng trên hành trình du lịch xuyên các tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: (NVCC)

Các đoàn khách nội địa lựa chọn Pleiku là điểm dừng chân nghỉ ngơi lý tưởng trên hành trình du lịch xuyên các tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: (NVCC)

Chuẩn bị đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Khách sạn Tre Xanh (18 Lê Lai, TP. Pleiku) đã sẵn sàng các điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự nhằm mang lại sự hài lòng cho du khách lưu trú dịp Tết. Chị Bùi Thị Ngọc Thương-Giám đốc điều hành Khách sạn Tre Xanh-cho biết: “Cho đến thời điểm hiện này, lượng khách đặt phòng mùng 3, mùng 4 Tết đạt 50% công suất phòng. Các ngày mùng 2, mùng 3 đạt 30% công suất phòng. Hầu hết khách lưu trú dịp Tết đến từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, kết hợp du lịch nghỉ dưỡng theo các điểm đến từ Đak Lak, Gia Lai, Kon Tum nên thường lưu trú trong ngày 1 và 2 âm lịch. Thực tế cho thấy, xu hướng du lịch nghỉ dưỡng dịp Tết ngày càng phát triển đã tạo hiệu ứng tích cực về doanh thu cho ngành dịch vụ lưu trú địa phương”.

Công suất khai thác phòng ở các cơ sở dịch vụ lưu trú giữ mức ổn định trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ảnh: (NVCC)
Công suất khai thác phòng ở các cơ sở dịch vụ lưu trú giữ mức ổn định trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ảnh: (NVCC)

Từ kinh nghiệm các mùa kinh doanh, ông Nguyễn Văn Lâm-Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Gia Lai (03 Nguyễn Tất Thành, TP. Pleiku)-nhận định: Theo thường lệ, qua ngày 25-1 (tức rằm tháng Chạp) thì lượng khách lưu trú sẽ giảm dần theo xu hướng chung của thị trường. Từ ngày 11-2, tức mùng 2 Tết trở đi thì lượng khách lưu trú tăng lại cho đến hết ngày 14-2 (tức mùng 5 Tết). Theo kế hoạch trong dịp Tết Nguyên đán 2024, Công ty cổ phần Du lịch Gia Lai tập trung phục vụ 3 đoàn khách nội địa đến từ TP. Hồ Chí Minh du lịch nghỉ dưỡng tại Gia Lai. Công suất suất khai thác phòng trong ngày Tết đạt mức từ 50% trở lên.

Có thể bạn quan tâm

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.

Khám phá Ngọa Long Sơn

Khám phá Ngọa Long Sơn

(GLO)- Ngọa Long Sơn là một khu nhà vườn nghỉ dưỡng đẹp gần núi Hàm Rồng, trong một thung lũng đẹp, bao bọc bởi núi đồi và ruộng bậc thang, khí hậu trong lành, mát mẻ, thuộc địa bàn xã Gào, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 11 km về phía Nam.

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Mô hình “Cà phê cảnh quan” ở xã Đak Krong, huyện Đak Đoa. Ảnh: H.T

“Cà phê cảnh quan”: Đa lợi ích

(GLO)- Cà phê cảnh quan là mô hình trồng cà phê xen canh với các cây trồng khác để tạo cảnh quan sinh thái, giúp mang lại giá trị cao cho cây cà phê, có thể phát triển du lịch.