Dịch Covid-19: Xem xét nâng cấp đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tại thời điểm hiện nay, tần suất khai thác các chuyến bay tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất ở mức thấp, việc triển khai các dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn trong thời điểm này là cần thiết.
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại cuộc họp về việc đầu tư cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Theo đó, việc cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất là cần thiết, cấp bách và phải có giải pháp quyết liệt, căn cơ để đầu tư ngay nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động hàng không.
Xem xét nâng cấp đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất.
Xem xét nâng cấp đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất.
Theo Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tại thời điểm hiện nay, tần suất khai thác các chuyến bay tại cảng hàng không (sân bay) quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất ở mức thấp. Qua đó, việc triển khai các dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn trong thời điểm này là cần thiết, giảm tối đa thời gian tạm dừng khai thác đường cất hạ cánh để phục vụ thi công.
Để sớm cải tạo nâng cấp đường băng tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương tổ chức triển khai, bảo đảm thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, không để xảy ra mất an toàn, an ninh hàng không đồng thời đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về đầu tư công đối với dự án cấp bách. Đặc biệt, lưu ý về thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục; thẩm định chặt chẽ thiết kế kỹ thuật, dự toán…
Bộ GTVT có trách nhiệm chủ trì thành lập Ban chỉ đạo triển khai dự án, mời các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tư pháp, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan liên quan; xem xét áp dụng hình thức chỉ định thầu theo đúng quy định pháp luật để đẩy nhanh tiến độ.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ GTVT, Tài chính, KHĐT và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng tại Thông báo số 99/TB-VPCP ngày 16 tháng 3 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ...
Đối với việc huy động nguồn vốn, Phó Thủ tướng đồng ý bố trí nguồn vốn đầu tư công theo quy định để sớm triển khai dự án như đề xuất của các Bộ, cơ quan. Bên cạnh đó, Bộ GTVT cần tính toán, xác định nhu cầu vốn cụ thể; rà soát, điều chỉnh trong tổng số vốn đã được giao trong kế hoạch năm 2020 để cân đối vốn cho dự án.
Trong đó, số vốn còn thiếu cần bổ sung, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ GTVT tổng hợp chung trong phương án phân bổ sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2019, bảo đảm phù hợp với khả năng giải ngân của dự án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
Dựa trên cơ sở đó, Bộ GTVT tải thực hiện việc bổ sung danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đối với dự án theo đúng quy định...
Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu 3 phương án xử lý và báo cáo rõ cơ sở pháp lý, tính khả thi và thẩm quyền quyết định; trên cơ sở đó, lựa chọn phương án khả thi, tối ưu nhất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Phương án thứ nhất, giao ACV quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý (trong đó có đường cất hạ cánh và đường lăn tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất ) theo hình thức đầu tư tăng vốn Nhà nước tại ACV để tăng vốn điều lệ của ACV trên cơ sở cổ đông Nhà nước góp vốn bằng tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa ACV, bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật và chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Thứ hai, đầu tư đường cất hạ cánh và đường lăn tại các cảng hàng không theo hình thức đầu tư đối tác công tư. Phương án thứ 3 là sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng giao ACV chịu trách nhiệm đầu tư, duy tu, bảo dưỡng hạ tầng khu bay.
Theo Minh Hiếu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tại Quyết định này, UBND tỉnh công bố 15 thủ tục hành chính mới và 22 thủ tục bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Công bố 15 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 40/QĐ-UBND công bố 15 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 22 thủ tục trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Sở Giao thông-Vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.