Di dời toàn bộ tàu cá neo đậu tại biển Quy Nhơn để phát triển du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bình Định sẽ di dời toàn bộ tàu cá đang neo đậu, hoạt động tại khu vực biển TP Quy Nhơn về đầm Đề Gi, huyện Phù Cát để tập trung phát triển du lịch.

Ngày 21-5, UBND tỉnh Bình Định cho biết vừa ban hành đề án di dời tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn (TP Quy Nhơn) và các khu vực lân cận về neo đậu tại khu vực đầm Đề Gi.

Tàu cá đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn

Tàu cá đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn

Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 sẽ di dời toàn bộ tàu cá neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn, âu thuyền Phan Chu Trinh và khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc Hà Thanh mở rộng ra đến công viên Quốc Thắng (dọc đường Đống Đa, TP Quy Nhơn) về neo đậu tại khu vực đầm Đề Gi. Sau đó, tiếp tục di dời tàu thuyền neo đậu tại khu vực xã Nhơn Hải về đầm Đề Gi. Ước tính có khoảng 602 tàu cá tại TP Quy Nhơn sẽ thực hiện di dời.

Để phục vụ công tác di dời, UBND tỉnh Bình Định cho biết sẽ đầu tư xây dựng, nâng cấp cảng cá Đề Gi, khu neo đậu tàu thuyền tại khu vực đầm Đề Gi và khu tái định cư Vĩnh Lợi, huyện Phù Mỹ.

Trong đó, cảng cá Đề Gi sẽ được đầu tư mở rộng lên khoảng 4 ha, xây dựng cầu đứng dài khoảng 300 m, xây dựng nhà phân loại cá. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp vào đầu tư dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá Đề Gi.

Khu neo đậu tàu thuyền sẽ được thực hiện theo dự án khu neo đậu tránh trú bão đầm Đề Gi đã được Bộ NN-PTNT phê duyệt. Khu tái định cư Vĩnh Lợi sẽ ưu tiên thực hiện trước khoảng 5 ha để bố trí quỹ đất tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi di dời tàu thuyền từ TP Quy Nhơn về đầm Đề Gi.

Khu neo đậu tàu thuyền tại cảng cá Quy Nhơn sẽ dời về đầm Đề Gi.

Khu neo đậu tàu thuyền tại cảng cá Quy Nhơn sẽ dời về đầm Đề Gi.

UBND tỉnh Bình Định giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp các sở, ngành địa phương xây dựng chính sách hỗ trợ di dời tàu cá neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn về neo đậu khu vực đầm Đề Gi.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định, cho biết những năm gần đây du lịch địa phương phát triển rất tốt, đặc biệt du lịch Quy Nhơn đã bứt phá mạnh mẽ, được xếp vào nhóm tăng trưởng mạnh của ngành du lịch Việt Nam. Do vậy việc thực hiện di dời tàu cá tại TP Quy Nhơn về khu neo đậu khu vực đầm Đề Gi nhằm mục đích tạo điều kiện để có không gian cho phát triển du lịch biển.

Có thể bạn quan tâm

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Vào dịp cuối năm, khu vực núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh)  khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả của những vạt hoa dã quỳ bung tỏa. Năm nay, Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya với nhiều hoạt động thú vị đã thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm, check-in.

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.