Đèn hay ý thức tham gia giao thông?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Xung quanh đề xuất bỏ hay giữ đèn giao thông đếm giây, đang nổ ra cuộc tranh luận giữa những người ủng hộ và không ủng hộ.

Phía ủng hộ giữ nguyên đèn giao thông đếm giây cho rằng, nếu bỏ thì người điều khiển xe sẽ không chủ động dừng - chạy, nguy hiểm hơn. Còn phía muốn bỏ thì lập luận, tình trạng ăn gian vài giây cũng xuất phát từ việc có đèn giao thông đếm giây làm nảy sinh tâm lý muốn tận dụng. Vì vậy bỏ sẽ khiến người điều khiển xe thận trọng hơn, từ đó giảm thiểu rủi ro tai nạn... Bên nào cũng có lý của mình, nhưng có một sự thật không thể phủ nhận, việc bỏ hay giữ đèn giao thông đếm giây không quan trọng bằng ý thức, văn hóa tham gia giao thông của mỗi người chúng ta.

Việc bỏ hay giữ đèn giao thông đếm giây không quan trọng bằng ý thức, văn hóa tham gia giao thông của mỗi người chúng ta (Ảnh nguồn TNO)

Việc bỏ hay giữ đèn giao thông đếm giây không quan trọng bằng ý thức, văn hóa tham gia giao thông của mỗi người chúng ta (Ảnh nguồn TNO)

Bởi việc tận dụng vài giây để phóng bạt mạng trước khi đèn giao thông chuyển màu chỉ là một trong ngàn lẻ hành vi vi phạm luật giao thông vẫn thường xuyên xảy ra, bất chấp rủi ro cho bản thân mình và những người bên cạnh. Ví dụ dừng đèn đỏ không đúng vạch, chèn lấn cả vào lòng đường dành cho phương tiện khác. Không khó để bắt gặp hình ảnh này ở khắp nơi, đến mức nhiều người trong chúng ta còn cảm thấy đó là chuyện... bình thường. Nhưng thực tế, vượt quá vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ được xem là hành vi không chấp hành chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, tài xế ô tô có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Còn nếu người điều khiển phương tiện giao thông vượt quá vạch kẻ đường mà gây tai nạn thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Cũng không khó để bắt gặp những "tổ lái" chạy ngược chiều trên cầu, thậm chí trên cả cao tốc vì ngại đi vòng thêm một đoạn. Rồi chuyện lấn làn, leo vỉa hè, phóng nhanh, vượt ẩu, chen lấn... khi tham gia giao thông ngày càng phổ biến, thậm chí thành thói quen. Đến mức không ít tình huống, người chấp hành nghiêm chỉnh việc dừng xe khi đèn vàng, nhường đường khi kẹt xe... còn bị người muốn ăn gian vài giây tử thần chửi mắng.

Dẫn ra để thấy, ngay cả những hành vi mà ai cũng biết là vi phạm quy định của luật giao thông đường bộ nhưng vẫn làm thì liệu chúng ta có thể hy vọng vào việc bỏ đèn đếm giây sẽ khiến người tham gia ý thức hơn không? Câu trả lời là rất khó. Trong các trường hợp này thì câu nói "chế tài tạo nên ý thức" vẫn là giải pháp phù hợp nhất. Chẳng phải chúng ta vẫn thường thắc mắc, tại sao nhiều người Việt qua nước ngoài chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, nhưng trong nước thì lại thoải mái vi phạm? Thế thì cứ xử phạt thật nghiêm minh những người vi phạm luật, các hình thức xử phạt đủ sức răn đe sẽ giúp điều chỉnh hành vi, lâu dần thành thói quen, thành nếp... khi tham gia giao thông. Tất nhiên, bên cạnh đó không thể thiếu là các giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật; nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng cơ sở giao thông; hoàn chỉnh các quy định pháp luật liên quan...; từ đó góp phần xây dựng văn hóa, văn minh giao thông tại VN.

Nhìn trên cục diện như vậy, có lẽ việc ủng hộ hay không ủng hộ đề xuất bỏ đèn đếm giây khi tham gia giao thông tại TP.HCM có lẽ không còn quá quan trọng. Bởi chỉ khi gắn liền với ý thức, văn hóa, văn minh thì hệ thống đèn tín hiệu nói riêng và pháp luật về giao thông nói chung mới thực sự phát huy hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

'Người dân đang rất bức xúc với cuộc gọi rác. Tại sao các đối tượng lừa đảo vi phạm pháp luật biết rõ số điện thoại, đọc rõ chúng ta chưa nộp tiền điện, số hợp đồng điện, đọc rõ cả số căn cước công dân. Bài toán là lộ lọt từ đâu?'.

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mở ra thời cơ và cũng đặt ra thách thức. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu cấp bách.

Thuốc giả, trách nhiệm thật

Thuốc giả, trách nhiệm thật

'Thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân', Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ lo ngại, trong khi các quy định để an toàn cho điều trị, trong ngăn chặn thuốc giả vẫn chỉ triển khai rất hạn chế.

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

Dự án Luật Khoa học, Công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo vừa được Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 6-5 là bước tiến về mặt thể chế, đồng thời cho thấy một tầm nhìn mới: đặt niềm tin vào trí tuệ con người và khát vọng sáng tạo như một động lực cốt lõi trong phát triển đất nước.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.