Đề xuất thành lập khu bảo tồn biển vịnh Quy Nhơn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngày 18-9, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, cho biết, sở vừa phối hợp với đoàn chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) mở đợt khảo sát, làm việc để thống nhất về dự án 'Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu Việt Nam' tại tỉnh Bình Định.

Qua cuộc làm việc, ngành nông nghiệp Bình Định thống nhất đề xuất UNDP một số nội dung chính thuộc phạm vi dự án, gồm: thành lập khu bảo tồn biển vịnh Quy Nhơn và phục hồi 4ha rạn san hô tại vịnh biển này; triển khai trồng 50.000 cây rừng ngập mặn phân tán tại các huyện ven biển Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ (Bình Định); lắp đặt và hỗ trợ từ 6-8 trạm cảnh báo sớm về biến đổi khí hậu và mô hình sinh kế cho cộng đồng ven biển tỉnh này.

Dự án trên được UNDP triển khai tại các tỉnh Bình Định, Sóc Trăng, Thừa Thiên Huế với tổng kinh phí 20 triệu đô la Canada từ vốn ODA do Chính phủ Canada tài trợ. Riêng tại Bình Định, dự án tài trợ khoảng 1,75 triệu đô la Canada.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.
Chở đất lên núi

Chở đất lên núi

Sống trên núi, nhưng lại không có đất để san lấp các công trình, dự án, chủ đầu tư phải xuống các huyện miền xuôi mua đất với quãng đường vận chuyển hàng trăm ki lô mét. Nghịch lý này đang diễn ra ở các huyện miền núi Nghệ An.