Đề xuất được nghỉ 5 ngày dịp Lễ 30-4 và 1-5

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ LĐ-TB-XH đề xuất hoán đổi ngày làm việc để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục trong dịp nghỉ Lễ 30-4 và Ngày Quốc tế lao động 1-5.
Đề xuất hoán đổi ngày làm việc để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp Lễ 30-4 và 1-5.

Đề xuất hoán đổi ngày làm việc để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp Lễ 30-4 và 1-5.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa có công văn gửi các cơ quan liên quan lấy ý kiến về việc hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ Ngày Chiến thắng 30-4 và Ngày Quốc tế lao động 1-5 năm 2024.

Theo đó, Bộ LĐ-TB-XH cho biết năm 2024, dịp nghỉ lễ Ngày Chiến thắng 30-4 và Ngày Quốc tế lao động 1-5 có ngày 29-4 (thứ Hai) nằm giữa ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ hằng tuần.

Do đó, có ý kiến đề xuất hoán đổi ngày làm việc bình thường (ngày 29-4) và làm bù sang ngày khác để dịp nghỉ lễ Ngày Chiến thắng 30-4 và Ngày Quốc tế lao động 1-5 năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.

Theo quy định khoản 3 Điều 112 Bộ luật Lao động chỉ giao Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ tết Âm lịch và Quốc khánh, không giao Thủ tướng Chính phủ quyết định các ngày nghỉ lễ, tết khác.

Tuy nhiên, việc bố trí hoán đổi ngày làm việc bình thường (ngày 29-4) và làm bù sang ngày khác, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục. Việc này giúp kích cầu du lịch và tiêu dùng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đồng thời, việc hoán đổi này cũng không làm thay đổi quỹ thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Do đó, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc hoán đổi thời gian làm việc nêu trên.

Có thể bạn quan tâm

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.