Đề xuất bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp chưa thật sự gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, nội dung thi thăng hạng còn hình thức

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến các cơ quan về dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Nghị định số 138/2020/NĐ-CP Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Hiện nay, tại Nghị định số 115 nêu trên đã quy định việc tổ chức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thuộc thẩm quyền của các bộ quản lý chuyên ngành và cơ quan quản lý viên chức. Cụ thể, Nghị định nêu rõ: "Phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực sự nghiệp".

Tuy nhiên theo đánh giá của Bộ Nội vụ, các bộ quản lý các chức danh nghề nghiệp chuyên ngành chậm ban hành các hướng dẫn để triển khai, dẫn đến không kịp thời trong việc tổ chức thi, xét thăng hạng, ảnh hưởng đến quyền lợi của viên chức.

Việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp chưa thật sự gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, nội dung thi thăng hạng còn hình thức, chưa sát với vị trí việc làm và đặc thù công việc của từng chức danh nghề nghiệp dẫn tới không đạt mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ của việc thăng hạng. Việc thăng hạng hiện nay chủ yếu để giải quyết chế độ tiền lương và thu nhập.

Một bất cập khác được Bộ Nội vụ chỉ ra là tiêu chuẩn, điều kiện dự thi phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp. Trong khi đó, nhiều chức danh nghề nghiệp không xây dựng được chương trình và các khóa bồi dưỡng, nên không tổ chức được các kỳ thi thăng hạng cho viên chức. "Có những chức danh nghề nghiệp còn chưa tổ chức thi lần nào như kiến trúc sư, thẩm kế viên, đo đạc, địa chính, đạo diễn"- Bộ Nội vụ nêu rõ.

Với số lượng viên chức rất lớn, khoảng trên 1,8 triệu người, ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực, Bộ Nội vụ cho rằng việc tổ chức các kỳ thi thăng hạng hàng năm gây tốn kém kinh phí, có thể xảy ra tiêu cực, vi phạm.

Qua đánh giá đó, Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi quy định tại Nghị định số 115 theo hướng bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, chỉ giữ hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Với việc bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Bộ Nội vụ cho biết không ảnh hưởng đến quy định của Luật Viên chức 2010 do "hạng chức danh nghề nghiệp" không quy định tại Luật Viên chức mà chỉ được quy định tại các Nghị định và Thông tư hướng dẫn chuyên ngành.

Bộ Nội vụ đề nghị các cơ quan gửi ý kiến góp ý về bộ trước ngày 30-5 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

Tổng kết của Bộ Nội vụ cho thấy, từ năm 2012 đến năm 2018, đối với khối Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, có Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thi hoặc xét thăng hạng cho viên chức chuyên ngành.

Đối với khối địa phương, chủ yếu đề nghị cử viên chức tham gia các kỳ thi do các Bộ quản lý chuyên ngành để tổ chức ghép thi. Chỉ có TP Hà Nội tổ chức thi thăng hạng cho đội ngũ viên chức chuyên ngành y tế.

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Nghề giặt ủi thời hiện đại

Nghề giặt ủi thời hiện đại

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.