Để vắc xin thực sự là lá chắn bảo vệ cộng đồng trước đại dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đẩy nhanh việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 để đạt miễn dịch cộng đồng là yêu cầu cấp thiết nhằm sớm đạt mục tiêu ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, chúng ta không chỉ cần đủ về số lượng vắc xin để tiêm miễn phí cho toàn dân mà còn cần sự thay đổi về nhận thức của mỗi người.
Tại một hội nghị mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, mặc dù chúng ta đã ký nhiều hợp đồng mua vắc xin của nước ngoài nhưng trong tháng 8 chỉ có thêm khoảng 3 triệu liều về Việt Nam, vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của riêng TP. Hồ Chí Minh để đạt miễn dịch cộng đồng. Chưa kể còn một số địa phương khác cũng là những điểm nóng dịch bệnh như: Bình Dương, Long An, Đồng Nai hay TP. Hà Nội.
Trong tháng 9, dự kiến cũng chỉ có khoảng 9,3 triệu liều vắc xin được nhập khẩu. Ngoài việc chậm tiến độ trong tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin từ nước ngoài thì việc cấp phép cho sản xuất vắc xin trong nước đến nay vẫn chưa được thực hiện. Vì thế, sử dụng thế nào để phát huy hiệu quả những liều vắc xin mà chúng ta có được trong công cuộc chống dịch, bảo vệ tính mạng người dân trước nguy cơ tấn công của vi rút SARS-CoV-2 là việc chúng ta phải tính toán.
Thế nhưng, có một thực tế là một số địa phương, vì nhiều lý do mà việc triển khai tiêm vắc xin cho người dân vẫn chưa đạt tiến độ. Giữa lúc người dân các địa phương có dịch diễn biến phức tạp đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong bất cứ lúc nào đang rất cần sự bảo vệ của những liều vắc xin quý báu đó thì nhiều người lại có tâm lý lựa chọn loại vắc xin tốt hơn, đến từ những quốc gia tiên tiến hơn. Thậm chí, chỉ vì nghi ngờ, vì yêu ghét cảm tính mà từ chối không tiêm loại vắc xin nào đó như một bộ phận người dân ở TP. Hồ Chí Minh được phản ánh trên báo chí và mạng xã hội trong tuần qua.
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch. Ảnh: Văn Ngọc
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch. Ảnh: Văn Ngọc
Chúng ta đều biết, khi một loại vắc xin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép thì hiển nhiên đã được các nhà khoa học khẳng định tính hiệu quả của nó đối với việc tạo miễn dịch cho cơ thể con người. Lựa chọn vắc xin là quyền của mỗi người. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch lây lan nhanh, vắc xin tốt nhất là loại được tiêm sớm nhất có thể. Việc chờ đợi, so đo tính toán loại vắc xin nào tốt hơn để tiêm vừa làm chậm tiến độ miễn dịch cộng đồng, vừa lãng phí thời gian, nguồn lực của Nhà nước và Nhân dân.
Chính phủ đang thực hiện đồng bộ 3 khâu trong chính sách vắc xin là: nhập khẩu, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài và nghiên cứu sản xuất trong nước. Trong đó, việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất trong nước có vai trò rất quan trọng nhằm từng bước chủ động nguồn vắc xin.
Thời gian miễn dịch của vắc xin phổ biến là từ 6 tháng đến 1 năm nên có thể coi chính sách động viên và hỗ trợ phát triển nguồn vắc xin sản xuất trong nước là chìa khóa, là mấu chốt để nước ta đẩy nhanh mục tiêu miễn dịch cộng đồng, đẩy lùi dịch bệnh, sớm đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường, ổn định cuộc sống người dân và hoạt động của doanh nghiệp, nhanh chóng vực dậy nền kinh tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính liên tục yêu cầu đẩy nhanh tiến độ công nhận, cấp phép và sử dụng vắc xin Nanocovax theo hướng giảm bớt quy trình, thủ tục hành chính, nhưng phải đảm bảo chặt chẽ theo quy định và thẩm quyền. Hàng ngàn tình nguyện viên đã tham gia thử nghiệm vắc xin Nanocovax giai đoạn 3, cho thấy người dân đang đặt kỳ vọng vào nguồn vắc xin “made in Vietnam”.
Chính phủ cũng vừa quyết định mua thêm 20 triệu liều vắc xin để tiêm cho dân. Điều đó thật là cần thiết lúc này. Tuy nhiên, cũng cần sự thay đổi về nhận thức đối với mỗi người dân và cách làm việc của đội ngũ thừa hành trong việc ứng xử với vắc xin để những liều vắc xin quý báu được mua từ ngân sách, từ sự ủng hộ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm nhanh chóng đến được với dân, thực sự là lá chắn bảo vệ cộng đồng trước sự tấn công của dịch bệnh.
ĐÌNH CƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.