Để tiềm năng du lịch không còn bỏ ngỏ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Thời gian gần đây, du lịch Gia Lai có sự đổi mới và khởi sắc về nhiều mặt. Trong đó, việc chú trọng phát triển sản phẩm du lịch, đẩy mạnh phương thức quảng bá, tăng cường tổ chức các sự kiện… là những yếu tố góp phần giúp du lịch Gia Lai phát triển.

Mới đây, trong buổi gặp mặt các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh, các đơn vị đã có sự trao đổi về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động, từ đó đề ra giải pháp đưa hình ảnh vùng đất và con người Gia Lai đến gần với người dân và du khách. Hầu hết doanh nghiệp đều mong có chính sách riêng đặc thù dành cho ngành du lịch để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân kinh doanh loại hình dịch vụ này; đồng thời cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ từ chính sách, hướng dẫn về vấn đề pháp lý, thủ tục.

Theo ông Nguyễn Tấn Thành-Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh: Những kế hoạch, cơ chế hoạt động, các chính sách mà cơ quan quản lý nhà nước ban hành đối với ngành du lịch cần có sự hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, càng chi tiết càng tốt. Việc xây dựng những khu/điểm du lịch, homestay, farmstay… được ưu tiên lựa chọn trên địa bàn tỉnh hiện nay cần có những chính sách, hướng dẫn trong việc chuyển đổi sang hoạt động du lịch phục vụ du khách một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa đối với những khu/điểm du lịch đã được đầu tư quy mô, hoạt động lâu dài trong thời gian qua như: Công viên Đồng Xanh, Khu du lịch sinh thái Hoàng Vân… Bởi lẽ, những đơn vị này đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động, đổi mới để phù hợp với thị hiếu của du khách.

Để tiềm năng du lịch không còn bỏ ngỏ ảnh 1

Du khách chụp ảnh lưu niệm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (huyện Kbang). Ảnh: Hoàng Ngọc

Đối với việc đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch, ông Thành nhận định: Cần nhanh chóng tiếp cận công nghệ số đưa vào quảng bá một cách trực quan, sinh động. Việc khảo sát để tìm ra và lựa chọn những sản phẩm du lịch, tuyến/điểm mới, phù hợp nên có sự kết hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cùng tiến hành sẽ thật sự mang lại hiệu quả cao hơn trong việc xây dựng và hoàn thiện các loại hình du lịch phù hợp, có khả năng cạnh tranh với các tỉnh bạn.

Còn ông Trịnh Viết Ty-Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng thì cho hay: “Thời gian qua, lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Khu Bảo tồn ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã gửi các ý tưởng, đề án hỗ trợ Khu Bảo tồn trong việc quy hoạch, đầu tư đẩy mạnh phát triển du lịch phục vụ du khách. Thời gian tới, chúng tôi sẽ hoàn thiện Đề án tổng thể phát triển Khu Bảo tồn trình cơ quan thẩm quyền xem xét, cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để du lịch Kon Chư Răng không còn là tiềm năng”.

Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã ban hành kế hoạch khung các hoạt động trong năm 2023 để doanh nghiệp chủ động tham gia. Cụ thể, tổ chức hội thi nghiệp vụ và cập nhật kiến thức hướng dẫn viên, hoàn thiện sổ tay du lịch. Tham gia các sự kiện trong nước và quốc tế quảng bá sản phẩm du lịch của tỉnh và tiếp cận với du khách, nhà đầu tư, các hãng lữ hành lớn để liên kết phát triển. Cùng với đó, hướng dẫn, hỗ trợ một số địa phương xây dựng sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng. Phối hợp với một số địa phương tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch nhằm thu hút khách đến tham quan. Tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) xây dựng mô hình du lịch cộng đồng. Triển khai xây dựng sản phẩm du lịch liên kết 13 tỉnh trong khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Lần đầu tổ chức tour đêm "Hồn quê làng Việt"

Lần đầu tổ chức tour đêm "Hồn quê làng Việt"

(GLO)- Tối 14-3, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Công ty Du lịch bền vững Việt Nam (S.T.I.D) tổ chức chương trình tour mang chủ đề "Hồn quê làng Việt" với mong muốn tạo ra không gian trải nghiệm, khám phá nét độc đáo của làng quê thanh bình.
Hợp sức làm du lịch, gìn giữ bản sắc văn hóa ở Đắk Lắk

Hợp sức làm du lịch, gìn giữ bản sắc văn hóa ở Đắk Lắk

Nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã cùng nhau liên kết các hộ gia đình lại hoặc cùng với doanh nghiệp làm du lịch một cách rất bài bản. Từ đó, họ đã có thể tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống và đặc biệt là bảo tồn bản sắc văn hóa đặc trưng...
Dự kiến tăng giá vé tham quan Danh thắng Ngũ Hành Sơn

Dự kiến tăng giá vé tham quan Danh thắng Ngũ Hành Sơn

Đà Nẵng-Ban quản lý Danh thắng  Ngũ Hành Sơn  cho biết sẽ thực hiện đề án nâng giá vé tham quan tại đây. Việc này nhằm có thêm nguồn thu tôn tạo di tích bởi khi Mai nhai được công nhận là Di sản tư liệu, công việc gìn giữ và bảo tồn trở nên cấp thiết.
Việt Nam sẽ đón khách Trung Quốc từ 15-3

Việt Nam sẽ đón khách Trung Quốc từ 15-3

(GLO)- Thông tin từ Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) cho biết: Được ủy quyền của Đại sứ, Tham tán Văn hóa Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Bành Thế Đoàn đã thông báo về việc Chính phủ Trung Quốc đã quyết định đưa Việt Nam vào danh sách thí điểm mở cửa du lịch theo đoàn đợt II, từ 15-3-2023, tại cuộc làm việc với Cục.
Du lịch mới từ cầu treo

Du lịch mới từ cầu treo

Những chiếc cầu treo không chỉ mang chức năng duy nhất là phương tiện đi lại của người dân miền núi, mà đang dần trở thành điểm check-in lý tưởng cho du khách trên hành trình khám phá non cao…
Khảo sát thác 3 tầng tại huyện Ia Pa

Khảo sát thác 3 tầng tại huyện Ia Pa

(GLO)- Đoàn công tác của huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) do Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Minh Trưởng dẫn đầu vừa có chuyến khảo sát thác 3 tầng thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Tul (xã Ia Tul).

Kbang phát triển du lịch cộng đồng

Kbang phát triển du lịch cộng đồng

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đang đầu tư phát triển du lịch cộng đồng và du lịch trekking với tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Kinh nghiệm cho thấy, những nơi nào còn duy trì được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc bản địa, giữ được những nét đặc thù, độc đáo của dân tộc mình thì nơi ấy thu hút được nhiều du khách đến trải nghiệm.

Tưng bừng lễ hội tháng ba

Tưng bừng lễ hội tháng ba

(GLO)- Tây Nguyên đang trong những ngày tháng 3, tháng của “trời trong xanh như suối ngàn/cho em hát múa, cho anh đánh chiêng”. Đây cũng là lúc người Tây Nguyên bước vào mùa lễ hội lớn nhất trong năm. Tại huyện Chư Păh, nhiều ngôi làng Jrai đã rộn rã trống chiêng trong lễ pơ thi (bỏ mả) từ những ngày đầu mùa con ong đi lấy mật.