Để chất lượng và hiệu ứng xã hội ảnh nghệ thuật ngày càng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 30/10, triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc sẽ khai mạc tại Quảng Ninh và đây là cuộc tổng kết, đánh giá thành tựu trong vòng 2 năm trở lại đây của nhiếp ảnh nghệ thuật Việt. Được tham gia Hội đồng nghệ thuật cuộc thi cùng 6 thành viên khác để lựa chọn số ảnh triển lãm và đoạt giải trên 10.100 ảnh dự thi, tôi thấy nhiều vấn đề thú vị…

“Nét thời gian”- tác phẩm được chọn triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc 2018.
“Nét thời gian”- tác phẩm được chọn triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc 2018.



Ảnh bộ và tính báo chí mạnh hơn

Nói là tổng kết thành tựu 2 năm, nhưng trong thể lệ cuộc thi cũng chỉ nhấn mạnh là “khuyến khích” các sáng tác trong vòng 2 năm trở lại đây, vì thế có nhiều tác phẩm sáng tác khoảng 5 năm trở lại đây. Nói là ảnh nghệ thuật nhưng thực tế là số ảnh báo chí khá nhiều và thực tế việc xuất hiện những ảnh báo chí vào giải cao cũng là hợp lý, khi sự kết hợp tính thông tin và giá trị thẩm mỹ đi kèm làm chất lượng tác phẩm mạnh hơn hẳn.

Con số khủng trên 10.100 ảnh dự thi cho thấy chơi ảnh và thi ảnh ngày càng trở nên thú vui đại chúng. Xu hướng ảnh bộ (lần này là 5 ảnh) ngày càng phát triển, hướng đi đúng của nhiếp ảnh đương đại khi nhu cầu kể một câu chuyện có lớp lang rành mạch, ý tứ rõ ràng là rất mạnh. Và nhiều tác giả đã biết bố cục hợp lý, từ ảnh mở đầu cho đến ảnh dẫn dắt, ảnh đinh, ảnh phát triển và ảnh kết, với các góc máy đầy đủ toàn trung cận. Giải nhất chủ đề Tự do và Quảng Ninh đều là ảnh bộ là một minh chứng rõ nét.

Các bộ ảnh nhìn chung ảnh lễ hội, ảnh phong cảnh, ảnh đời thường chiếm ưu thế, ảnh chân dung nhân vật còn thiếu và yếu. Ảnh tĩnh vật và ảnh kiến trúc, ảnh trừu tượng còn quá ít. Và số đông là ảnh tả thực nhiều hơn. Một số ảnh bị xử lý photoshop quá đà vừa phi hiện thực, vừa phản cảm đã bị loại bỏ không thương tiếc.

Nhiều bộ ảnh và ảnh đơn mang tính báo chí rõ rệt, kết hợp cách thể hiện mang tính nghệ thuật chiếm ưu thế. Việc sử dụng thiết bị Flycam đã tốt hơn, khi một số tác giả đã biết điều khiển Flycam bay ở góc độ thấp và hướng bố cục để tạo cho cảnh vật có ánh sáng, bóng đổ sinh động hơn nhiều.

Định danh và lệ phí

Không cần định danh cuộc thi là ảnh nghệ thuật mà nên dùng khái niệm “ảnh” nói chung để thu hút nhiều thành phần tham gia hơn. Vì là triển lãm 2 năm/lần nên không “khuyến khích” mà yêu cầu ảnh phải chụp trong 2 năm trở lại đây để thu hút nhiều nhân tố mới. Việc đóng lệ phí dự thi cần đặt ra bởi với thể lệ mỗi cá nhân có thể dự thi tối đa 8 ảnh và đều không nộp lệ phí. Và thực tế hầu như ai cũng cố gửi 8 ảnh cho đủ cơ số vì sợ phí và cũng để giám khảo chọn hộ. Còn giám khảo với việc phải chấm online, xem và cho điểm đủ một khối lượng ảnh “khủng” như vậy, phải xem quá nhiều ảnh “rác” ảnh lưu niệm, ảnh chưa sạch nước cản đã ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tâm lý của giám khảo.

Ở Việt Nam cũng có một số cuộc đã đóng lệ phí như cuộc thi ảnh quốc tế Việt Nam hay một vài tỉnh đã thí điểm áp dụng nhưng chưa thành phổ biến.

Đã đến lúc việc đóng lệ phí phải trở nên bắt buộc có thể tùy từng cuộc thi mà áp dụng mức thu phí. 20.000-50.000đ/file ảnh. Việc thu phí này giúp BTC có thêm kinh phí trả cho giám khảo, vận hành cuộc thi, in catalogue, thuê địa điểm triển lãm… Và nó giúp thí sinh cẩn trọng, chọn lựa kỹ hơn khi gửi các đứa con của mình đi thi.

Chủ đề và tính hội nhập

Đã có một thời kỳ dài các nhà quản lý lo lắng nhiếp ảnh Việt Nam đang mất dần tính hiện thực, khi nhiều tác giả quá lạm dụng photoshop, làm biến dạng hiện thực. Nên các cuộc thi ảnh toàn quốc đều tôn vinh dòng ảnh hiện thực, cấm xử lý chắp, ghép photoshop quá đà. Thời gian sắp tới, các cuộc thi nên mở rộng nhiều chủ đề sẽ thu hút, làm tăng thêm số lượng thí sinh tham gia. Và việc chia nhỏ chủ đề sẽ tạo ra nhiều sân chơi đa dạng cho nhiếp ảnh Việt và cũng khiến công tác thẩm định dễ dàng và chính xác hơn. Trong đó sân chơi dành cho ảnh thể nghiệm, sáng tạo (creative) hay còn gọi là ảnh ý tưởng cần được chú ý vì nó đòi hỏi tính lãng mạn, sự bay bổng, trí tưởng tượng, yếu tố thiết yếu cần có của mỗi nghệ sĩ.

Đặc biệt, ban giám khảo khi chấm thi, chọn tác phẩm đoạt giải cần đặt yếu tố hội nhập quốc tế như là một tiêu chí thiết yếu. Bởi lẽ, nếu một tác phẩm đoạt giải, được tôn vinh trong nước mà đem thi quốc tế bị loại ngay thì điều đó cũng đặt ra dấu hỏi. Dù rằng nói về “gu”, thì sự khác biệt về văn hóa là có, nhưng một tác phẩm nghệ thuật thực sự phải có ngôn ngữ không biên giới.

Việt Văn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.