Đau thắt lưng cần đi khám ngay, chớ để thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Từ những cơn đau thắt lưng kéo dài, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ tiến triển nặng dần, gây chèn ép các dây thần kinh, biến dạng cột sống, thoát vị đĩa đệm...

Bác sĩ thăm khám, hướng dẫn tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân sau phẫu thuật NGUYÊN MI
Bác sĩ thăm khám, hướng dẫn tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân sau phẫu thuật NGUYÊN MI
Ghi nhận của Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (BV ĐHYD) cho thấy trung bình hằng năm khoa tiếp nhận hàng nghìn trường hợp bệnh nhân bị đau lưng, thoái hóa cột sống, trong đó phần lớn là thoái hóa cột sống lưng; thoát vị đĩa đệm.
Bà H.T.N (71 tuổi, ngụ tại Tiền Giang) nhiều năm qua bị đau nhức nhiều vùng thắt lưng do phải cúi gập người khi làm việc. Khoảng 6 tháng gần đây, các cơn đau của bà lan sang vùng mông, mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân và xuống tới ngón cái. Các cơn đau thường nặng dần về đêm khiến bà không ngủ được, đi lại và vận động đều rất khó khăn.
Tuy nhiên, bà lại không đi khám mà nhờ người quen giới thiệu dùng một loại thuốc bắc không rõ nguồn gốc để đắp lên vùng bị đau. Sau khi sử dụng loại thuốc này, bà vẫn không thấy giảm đau nhiều, đồng thời vùng da đắp thuốc còn bị sưng đỏ.
Bệnh nhân đã đến khám tại BV ĐHYD trong tình trạng đau nhức, khó cử động chân phải, tê bì chân tay.
Qua thăm khám, thực hiện các xét nghiệm và chụp MRI, bác sĩ chẩn đoán bà bị thoát vị đĩa đệm do thoái hóa cột sống thắt lưng dẫn đến yếu liệt một phần chân phải. Mặt khác, việc đắp thuốc không rõ nguồn gốc cũng khiến da vùng hông lưng của bà bị viêm dẫn đến sưng đỏ. Bệnh nhân phải được điều trị phẫu thuật, tập vật lý trị liệu và dùng thuốc.
Chú ý đau lưng, cứng khớp kéo dài
Theo thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Thành Nhân (Khoa Chấn thương Chỉnh hình, BV ĐHYD), thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính nặng dần theo thời gian và rất phổ biến trong cộng đồng. Nguyên nhân của bệnh xuất phát từ tình trạng sụn khớp, đĩa đệm cột sống bị thoái hóa do khớp phải chịu áp lực lớn và thường xuyên trong một khoảng thời gian dài.
Có khoảng 80% người trên 50 tuổi bị thoái hóa cột sống, trong đó phần lớn là thoái hóa cột sống thắt lưng; đáng lo ngại, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.
Bệnh có các triệu chứng phổ biến là đau mỏi lưng, cứng khớp vùng lưng, đau nhiều hơn khi vận động hoặc khuân vác vật nặng.
“Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, từ những cơn đau lưng kéo dài là triệu chứng cảnh báo, thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ tiến triển nặng dần, gây chèn ép các dây thần kinh, biến dạng cột sống, thoát vị đĩa đệm... Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể bị yếu liệt cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận động, sinh hoạt hằng ngày”, bác sĩ Nhân khuyến cáo.
Theo bác sĩ Nhân, đa phần các trường hợp ở giai đoạn sớm đều có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc, thay đổi tư thế làm việc và chế độ sinh hoạt.
Ở giai đoạn trễ, các bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây chèn ép các dây thần kinh, gây đau lan xuống vùng mông, hai chi dưới.
Khi các triệu chứng đau nhức ngày càng nặng dần, xuất hiện tình trạng yếu liệt cơ, người bệnh cần được phẫu thuật kịp thời để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm đến khả năng vận động.
Bên cạnh đó, bác sĩ Nhân cảnh báo, một trong những nguyên nhân khiến quá trình điều trị bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng trở nên khó khăn hơn đó là thói quen đắp các loại thuốc trôi nổi trên thị trường để giảm các cơn đau. Điều này không những không điều trị dứt điểm bệnh mà còn có thể bị viêm da, nhiễm trùng da, nhiễm trùng mô mềm… gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Bác sĩ Nhân khuyến cáo: Để phòng ngừa thoái hóa cột sống thắt lưng, cần chú ý thay đổi tư thế làm việc mỗi giờ, duy trì chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung canxi. Nên uống nhiều nước, tập luyện các môn thể thao phù hợp với lứa tuổi và tốt cho cột sống như bơi lội, đi bộ, thể dục dưỡng sinh…
Ngay khi có các triệu chứng của bệnh, đau lưng kéo dài, người dân nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp, chấn thương chỉnh hình để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc tự điều trị bằng các thuốc đắp trôi nổi trên thị trường để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Theo Nguyên Mi (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.