Dấu ấn tình nguyện viên chữ thập đỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tình nguyện viên chữ thập đỏ (CTĐ) là lực lượng nòng cốt trong hoạt động trợ giúp nhân đạo. Chính vì vậy, Hội CTĐ huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) luôn chú trọng phát huy năng lực của đội ngũ này nhằm đem lại thành công cho các hoạt động nhân đạo.

Tạo sân chơi bổ ích

Huyện Phú Thiện có 97 tình nguyện viên CTĐ. Đây là lực lượng nòng cốt hỗ trợ đắc lực cho các cấp Hội trong thực hiện các hoạt động trợ giúp nhân đạo. Ngày 5-10 vừa qua, Hội CTĐ huyện đã tổ chức thành công Hội thi Đội tuyên truyền CTĐ lần thứ 2, thu hút sự tham gia của 8 đội với hơn 50 tình nguyện viên đến từ các xã, thị trấn.

Trải qua 4 phần thi (chào hỏi, thực hành sơ cấp cứu ban đầu, kiến thức chung và tiểu phẩm), các tình nguyện viên không chỉ thể hiện sự hiểu biết của mình về công tác CTĐ, cách thức tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện, các chương trình, cuộc vận động do các cấp Hội phát động mà còn thể hiện kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho người bị nạn.

Phần thi thực hành sơ cấp cứu ban đầu của đội xã Ia Ake tại Hội thi Đội tuyên truyền chữ thập đỏ huyện Phú Thiện lần thứ 2-2023. Ảnh: N.H

Phần thi thực hành sơ cấp cứu ban đầu của đội xã Ia Ake tại Hội thi Đội tuyên truyền chữ thập đỏ huyện Phú Thiện lần thứ 2-2023. Ảnh: N.H

Với chiến thắng tuyệt đối ở cả 4 phần thi, xã Ia Ake đã giành giải nhất hội thi. Chủ tịch Hội CTĐ xã Đỗ Thị Thu cho biết: Toàn xã có 23 tình nguyện viên CTĐ. Trong phần thi thực hành sơ cấp cứu ban đầu, đội xử lý tình huống “sơ cấp cứu 1 nạn nhân bị gãy xương đùi trái và vận chuyển nạn nhân an toàn tới cơ sở y tế gần nhất sau khi sơ cứu”. Các tình nguyện viên đã dùng nẹp băng cố định vết thương, ổn định tâm lý nạn nhân và chuyển đi cấp cứu kịp thời.

“Rách da, gãy xương, bất tỉnh… là những tình huống tai nạn thường gặp phải trong đời sống hàng ngày. Khi biết sơ cấp cứu đúng cách có thể giúp sức khỏe nạn nhân không chuyển biến xấu, hạn chế biến chứng, di chứng do tổn thương. Hội thi trang bị kỹ năng sơ cấp cứu nạn nhân, giảm thiểu hậu quả đáng tiếc do tai nạn thương tích xảy ra”-chị Thu chia sẻ.

Mặc dù không hưởng lương và phụ cấp nhưng chị Bùi Thị Vân-tình nguyện viên CTĐ xã Chư A Thai luôn tâm niệm đây là việc làm ý nghĩa nên sẽ tiếp tục công việc này tới khi nào sức khỏe còn cho phép. Chị bộc bạch: “Qua hội thi, tôi đã trang bị thêm cho bản thân nhiều kỹ năng cần thiết về sơ cấp cứu. Với địa bàn vùng xa, cách trung tâm huyện hơn 15 km, việc sơ cấp cứu là rất quan trọng để có thể tự cứu sống mình và hỗ trợ người khác trong các tình huống khẩn cấp. Tôi học hỏi thêm nhiều kỹ năng bổ ích trong tuyên truyền, vận động người dân tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện để giúp đỡ những trường hợp không may trong cuộc sống”.

Phát huy năng lực tình nguyện viên

Theo chị Phạm Thị Hương Lan-Chủ tịch Hội CTĐ xã Chư A Thai, thực tế chứng minh, nếu tình nguyện viên CTĐ hoạt động tích cực thì phong trào nhân đạo, từ thiện ở địa phương phát triển mạnh, mang lại giá trị nhân đạo cao. Với lực lượng tình nguyện viên nhiệt tình, năng động, nhiều năm qua, hoạt động nhân đạo, từ thiện của xã Chư A Thai luôn được duy trì, phát triển với tổng giá trị nhân đạo trên 500 triệu đồng/năm. Đặc biệt, lực lượng tình nguyện viên tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia hiến máu tình nguyện cũng như tiến hành sơ cấp cứu ban đầu cho người bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động.

Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Phú Thiện trao giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu tình nguyện năm 2022. Ảnh: Vũ Chi

Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Phú Thiện trao giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu tình nguyện năm 2022. Ảnh: Vũ Chi

Ông Vũ Quang Nam-Chủ tịch Hội CTĐ huyện Phú Thiện-cho biết: Hội luôn chú trọng xây dựng, phát triển lực lượng tình nguyện viên. Với tinh thần xung kích vì cộng đồng, các tình nguyện viên CTĐ đã phát huy vai trò trong triển khai các hoạt động nhân đạo của địa phương. Tổng giá trị nhân đạo nhiệm kỳ 2016-2021 đạt trên 20 tỷ đồng, riêng năm 2022 đạt trên 4 tỷ đồng. Công tác hiến máu tình nguyện luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Để lực lượng này phát huy vai trò, Hội thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cung cấp thông tin về các lĩnh vực hoạt động của Hội cũng như hướng dẫn kỹ năng chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng ngừa ứng phó thảm họa.

“Thời gian tới, Hội CTĐ huyện tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, tuyên dương tình nguyện viên tiêu biểu, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia câu lạc bộ, nhóm thiện nguyện, tình nguyện viên CTĐ nhằm phát huy vai trò của Hội, góp phần vào công tác an sinh xã hội tại địa phương”-Chủ tịch Hội CTĐ huyện nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.