Dấu ấn kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bảo tồn, tôn tạo và trùng tu những kiến trúc thời Pháp chính là bảo tồn chứng tích lịch sử, là cách thể hiện lòng trân trọng với quá khứ.
 

 

Cầu Long Biên: Khởi công xây dựng năm 1898, hoàn thành năm 1902, cầu Long Biên, cây cầu thép bắc qua sông Hồng dài gần 2km do nhà thầu Daydé & Pillé thi công. Đây là cây cầu lớn nhất Đông Dương lúc đó và là một chứng tích lịch sử đối với người dân Việt Nam.  Nói đến Long Biên là nhắc tới một cây cầu kết nối giữa lịch sử và hiện tại, một giá trị tinh thần không thể thiếu trong tâm trí người Hà Nội.
 

 

Nhà hát lớn Hà Nội là một công trình lớn mà Chính quyền thực dân Pháp đã xây dựng trong những năm đầu thế kỷ XX. Nhà hát được bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 1901 và hoàn thành vào năm 1911. Nhà hát đã được Chính phủ Việt Nam trùng tu từ 1995-1997. Năm 2011, Nhà hát Lớn Hà Nội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử và kiến trúc quốc gia.
 

 

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được thành lập sớm nhất trên cơ sở kế thừa cơ sở vật chất của Bảo tàng Louis Finot - một bảo tàng thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp, xây dựng năm 1926, khánh thành năm 1932. Năm 1958, Chính phủ Việt Nam chính thức tiếp quản công trình văn hóa này và xúc tiến nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung tài liệu hiện vật, chuyển đổi nội dung từ bảo tàng nghệ thuật thành bảo tàng lịch sử.
 

 

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên: Được xây dựng theo phong cách Đông Dương - một sự kết hợp giữa kiến trúc phương Tây và Việt Nam, ở đây hướng tới một mức độ trừu tượng của cái mới. Công trình được xây dựng trong 4 năm (1923 - 1926) do kiến trúc sư người Pháp là Ernest Hébrard thiết kế.
 

 

Khách sạn Sofitel Metropole: Được xây dựng năm 1901 bởi 2 nhà đầu tư người Pháp, Metropole là khách sạn 5 sao đầu tiên và đồng thời là khách sạn lâu đời nhất ở Hà Nội. Sofitel Metropole mang phong cách kiến trúc cổ kính của thời Pháp thuộc, có vị trí gần hồ Hoàn Kiếm và Nhà hát lớn của thành phố.
 

 

Tòa án Hàng Tre: Bố cục mặt bằng cầu kì hợp với vị trí góc phố, cách thức trang trí giản lược như ở công trình công sở tân- cổ điển này thiết kế ở những vị trí xây dựng sau thời mái măng - sa của Hà Nội. Hai cánh có hiên. Trước đây là tòa án và hiện nay là trụ sở của Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam.
 

 

Nhà tù Hoả Lò: Năm 1896, thực dân Pháp đã xây dựng nhà tù Hỏa Lò, đây là một trong số những nhà tù lớn nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương. Ngày nay, một phần phía Đông Nam còn lại được gìn giữ, tu bổ, tôn tạo để xếp hạng trở thành Di tích lịch sử của Hà Nội. Nơi đây có Đài tưởng niệm các chiến sỹ yêu nước và cách mạng Việt Nam.
 

 

Ga Hà Nội: Khánh thành vào năm 1902, ga Hà Nội mang trong mình bao dấu ấn lịch sử và là nơi lưu giữ ký ức của hàng triệu người Việt Nam dù ít được nhắc tới, hay chỉ được biết tới như một nhà ga bình thường của ngành đường sắt. Ban đầu đây là điểm xuất phát của con đường sắt từ Hà Nội đi Lạng Sơn rồi mở thêm đường đi Hải Phòng vào năm 1903. Hai năm sau, từ đây đường lên Lào Cai đường thành hình và 36 năm sau ga Hà Nội thành điểm kết nối cho hành trình xuyên Việt
 

 

Nhà thờ Lớn Hà Nội: Nhà thờ Lớn hay Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse được xây dựng theo phong cách tân Gothic của thế kỷ 19, với nhiều chi tiết phỏng theo phong cách kiến trúc của nhà thờ Đức Bà Paris. Đây là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của đông đảo giáo dân thuộc tổng giáo phận Hà Nội và cũng là một điểm tham quan thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
 

 

Bưu điện Hà Nội: Vị trí của Bưu điện Hà Nội là nền chùa Báo Ân cũ, được thực dân Pháp thành lập từ năm 1884.  Ngay sau khi tiếp quản thủ đô vào sáng 10/10/1954, công việc bàn giao Bưu điện Hà Nội được tiến hành theo thỏa thuận trước đó. Mặc dù đã thống nhất phải để lại nguyên trạng Bưu điện Hà Nội, nhưng một số thiết bị tại đây đã bị phá hủy, một số khác bị người Pháp mang đi.

Hải Yến - Nguyễn Như/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Mê mẩn với những thiết kế phòng ngủ độc đáo cho các thiên thần nhỏ

Mê mẩn với những thiết kế phòng ngủ độc đáo cho các thiên thần nhỏ

Phòng ngủ riêng là nơi đặt tiền đề cho một cuộc sống riêng tư của các bé, là nơi để các bé gửi gắm những ước mơ, kỷ niệm tuổi thơ. Đẹp, ấn tượng và phù hợp với cá tính riêng của con chắc chắn là điều mà bất cứ bố mẹ nào cũng nghĩ đến khi lên ý tưởng thiết kế phòng ngủ cho các thiên thần nhỏ.
Một quảng trường tại Paris được đặt tên người Việt Nam

Một quảng trường tại Paris được đặt tên người Việt Nam

Ngày 29-6, lễ đặt tên Đỗ Hữu Vị cho một quảng trường nhỏ trung tâm quận 16 ở thủ đô Paris, đã được tiến hành với sự hiện diện của Phó Thị trưởng thành phố Paris Laurence Patrice, Thị trưởng quận 16, Francis Szpiner, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cùng đông đảo người thân gia đình ông Đỗ Hữu Vị, quan chức và nhân dân địa phương.
Lan tỏa vẻ đẹp kiến trúc xưa

Lan tỏa vẻ đẹp kiến trúc xưa

Có nhiều cách khác nhau để truyền tải thông điệp về tình yêu đối với những di sản kiến trúc xưa. Chàng trai Trương Văn Bộ (làng Đan Nhiễm, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín) chọn một cách độc đáo không giống ai: Thu nhỏ những công trình kiến trúc, nhất là đình chùa, cổng làng hay những nếp nhà truyền thống Bắc Bộ. Những mô hình của Bộ được nhiều người ưa chuộng. Và từ đó, Bộ đã lan tỏa nét đẹp văn hóa, kiến trúc xưa.
Điểm danh những kỳ quan đô thị mới tại Việt Nam

Điểm danh những kỳ quan đô thị mới tại Việt Nam

Nếu như Hà Nội có kỳ quan “biển giữa lòng thành phố“, Công viên Nhật Bản quy mô hàng đầu Đông Nam Á… thì TPHCM có tòa tháp Landmark 81 – top tòa nhà cao hàng đầu thế giới hay Đại công viên ánh sáng 36ha… Đó là những biểu tượng đô thị hiện đại mới xứng tầm kỳ quan, có thể gọi tên “những công trình có trái tim“ khi được xây nên từ tâm huyết của các nhà kiến tạo.