Đất công xen cài dần được gỡ vướng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nhiều dự án có đất công xen cài là đất kênh rạch đã được TP.HCM cho tiếp tục triển khai sau một thời gian dài phải tạm dừng thi công vì vướng luật.
Đã có dự án được giải cứu
Mới đây, UBND TP.HCM đã cho phép Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hưng Lộc Phát sử dụng đất để thực hiện dự án khu nhà ở cao tầng Green Star Sky Garden tại phường Phú Mỹ, quận 7. Ngay sau đó, Sở Xây dựng cũng đã cấp phép xây dựng cho dự án này.
Dự án Green Star Sky Garden năm 2017 bị cơ quan chức năng yêu cầu tạm dừng thi công khi đang xây dựng 110 căn biệt thự dù đã được duyệt quy hoạch 1/500. Nguyên nhân là do dự án có hơn 7.000 m2 đất công xen cài là đất kênh rạch, đất công cộng...Luật Đất đai không cho phép thực hiện khi chưa chuyển đổi từ các loại đất khác sang đất ở và chưa đóng tiền sử dụng đất chuyển sang đất ở.
 
Dự án Đức Long Golden Land có đất công xen cài đã được
Dự án Đức Long Golden Land có đất công xen cài đã được "giải cứu". Ảnh: Đình Sơn
Cũng tại quận 7, dự án Đức Long Golden Land (tên khác là Sunshine Apartment hay Dragon Court), tại phường Tân Thuận Tây có gần 7.000 m2 đất công xen cài (chiếm gần 70% tổng diện tích dự án) cũng đã được "giải cứu".
Được biết, dự án này được cấp giấy phép xây dựng vào năm 2017, sau gần 1 năm thi công thì bị cơ quan chức năng ra quyết định tạm ngưng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân dự án Đức Long Golden Land bị đình chỉ thi công bởi dự án có đất là đất kênh rạch, mặt nước hoang xen cài bên trong do Nhà nước trực tiếp quản lý. Dù đã được UBND TP.HCM giao đất (bao gồm cả phần đất do Nhà nước trực tiếp quản lý này) để thực hiện dự án; UBND quận 7 cũng có văn bản thông báo cho Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM rằng không có nhu cầu sử dụng phần đất trên do đó giao cho chủ đầu tư sử dụng thực hiện dự án là đúng nhu cầu kế hoạch sử dụng đất năm 2017 đã được UBND TP.HCM phê duyệt, nhưng sau đó dự án vẫn bị yêu cầu dừng thi công.
Một dự án khác cũng ở Q.7 có diện tích hơn 77.300 m2 dù chỉ bị vướng hơn 1.758 m2 đất công xen cài gồm đất kênh rạch, đất thu hồi và đất lưu không (chiếm 2,2% diện tích dự án) nằm rải rác trong 5 thửa đất khiến dự án này chưa thể đóng được tiền sử dụng đất, từ đó không được cấp sổ hồng để thực hiện các bước tiếp theo. Tuy nhiên, mới đây chủ đầu tư dự án này xác nhận đã được thành phố giao phần đất công xen kẹt này để tiếp tục triển khai dự án.
Tháng 10 sẽ ban hành hướng dẫn Nghị định 48
Theo Nghị định 148/2020/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 8.2.2021, những thửa đất xen kẽ trong các dự án sẽ không phải thông qua đấu giá mà được giao, cho thuê. Điều này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ cho hàng ngàn dự án bất động sản đang phải “trùm mền” vì vướng đất xen cài.
Thế nhưng từ khi Nghị định 148 có hiệu lực đến nay vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn, chưa có tiêu chí về các thửa đất nhỏ hẹp như thế nào sẽ được giao, cho thuê và thửa đất nào phải tách ra để đấu giá hình thành dự án mới. Điều này ảnh hưởng tới việc xem xét các hồ sơ, các doanh nghiệp không thể thực hiện các bước tiếp theo để triển khai dự án.
 
Nhiều dự án phải tạm dừng thi công do vướng quy định về đất công xen cài. Ảnh: Đình Sơn
Nhiều dự án phải tạm dừng thi công do vướng quy định về đất công xen cài. Ảnh: Đình Sơn
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, chỉ tính riêng trên địa bàn TP.HCM đã có khoảng 158 dự án nhà ở thương mại chậm tiến độ hoặc bị đình chỉ thi công do vướng các phần đất công xen cài, dù tỷ lệ đất công chỉ chiếm khoảng trên dưới 10% diện tích.
Theo thông tin từ Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM, đối với đất xen cài trong dự án mà không có đường đi, không đủ diện tích tách ra làm dự án mới, cơ quan chức năng sẽ trình UBND TP ra quyết định giao đất cho doanh nghiệp. Những thửa đất xen cài nếu có đường đi nhưng không đủ diện tích để tách thành dự án mới sẽ xin ý kiến của Bộ Tài nguyên - Môi trường để cho đóng tiền sử dụng đất. Đối với đất đủ tách thành dự án sẽ đem đấu thầu, đấu giá đất.
Trong buổi gặp gỡ các doanh nghiệp mới đây, ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng luật không vướng, đất xen cài không còn vướng. Do đó, thành phố sẽ triển khai chi tiết hướng dẫn Nghị định 148 và sẽ ban hành trong tráng 10 về quy trình xử lý đất xen cài.
“Sau đại dịch, thành phố sẽ bắt tay vào tái thiết, mà đầu tiên là khôi phục xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cửa. Bí thư Thành ủy đã chỉ đạo cho tôi hằng tuần họp tổ tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, liên quan đến thủ tục đầu tư, pháp lý sẽ phải rõ ràng. Lãnh đạo thành phố cam kết sẽ không có đơn vị nào dám làm ách tắc, gây khó khăn về thủ tục, hồ sơ cho các doanh nghiệp nữa”, ông Bình cho hay.
Theo Đình Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.