Từ khóa: đất bazan

Cây chè trên đất bazan

Cây chè trên đất bazan

(GLO)- Hồi tôi mới lên Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai-Kon Tum có 3 nhãn hiệu trà là Bàu Cạn, Biển Hồ và Đak Đoa. Trước đấy, tôi thấy dân Huế thường dùng trà Blao chứ chưa nghe nói trà Gia Lai. Chú tôi ngoài Bắc về quê, mang trà Thái vào biếu, các cô, dượng tôi đồng loạt... chê, dẫu sáng nào cũng dậy sớm uống trà. Là bởi, họ uống trà Blao quen rồi. Vốc cả nắm cho vào ấm nước đang sôi sùng sục, rồi uống, thay ăn sáng.
Ký ức ngày mùa

Ký ức ngày mùa

(GLO)- Tây Nguyên đã vào mùa khô, lớp đất bazan nâu sậm, dẻo quánh của mùa mưa đang bị cái nắng chói chang làm cho khô cong rồi chuyển thành bụi mịn. Đồi cỏ đã bắt đầu hồng, dã quỳ khoe sắc nắng, những cung đường thoai thoải dốc của cao nguyên thêm những tháng ngày dài theo thương nhớ, gọi mời khách phương xa.
Những giống lúa cổ trên đất bazan

Những giống lúa cổ trên đất bazan

(GLO)- Thời trước, người Tây Nguyên phổ biến là canh tác lúa cạn. Cách đơn giản là đến cuối mùa khô chọn một khoảnh rừng, chặt những cây nhỏ, cây lùm bụi, để nguyên những cây cao lớn theo một mật độ thưa tự nhiên, chờ cho lá cành khô nỏ thì đốt. Sau đốt, cả đám đất ấy đầy tro than, sạch hết lá cỏ. Đất rừng tơi xốp nẩy lên màu mỡ. Rừng được đốt coi như một lần diệt tiệt các loài côn trùng sâu hại.
Mùi đất bazan

Mùi đất bazan

(GLO)- Những cơn giông nhẹ nhàng đi qua vào buổi sáng. Nhiều cơn giông mù mịt tới tấp vào buổi chiều. Tất cả vũ trụ háo hức chờ những giọt mưa mùa mới. Khi người ta đã mệt mỏi vì mong chờ và thờ ơ cả với những cơn giông ngang qua thì bất ngờ mưa đến. Mưa lanh canh trên mái tôn. Mưa lộp bộp trên con đường đất đỏ. Mưa xối xả trước sân, ngoài ngõ. Mưa tấp rát mặt người đi đường. Tất cả sự hân hoan đón mưa bằng cảm nhận hơi nước mát lành, bằng rộn ràng các loại âm thanh và bằng hương vị đất đỏ bazan khi mưa đầu mùa mang tới.
Thông xanh Phố núi

Thông xanh Phố núi

(GLO)- Theo thời gian, tình yêu với Pleiku lớn dần trong tôi từ lúc nào không hay biết. Để mỗi lần về thăm phố, trái tim tôi luôn háo hức một niềm yêu dịu ngọt. Cây trên phố biết bao loài khác nhau nhưng tôi có tình cảm rất đặc biệt với những hàng thông biêng biếc ấy.
Ở phía mùa xuân

Ở phía mùa xuân

(GLO)- Tôi có thói quen ngồi lặng yên trong thời khắc sau Giao thừa. Vừa là để điểm lại những việc đã làm được hay chưa hoàn thành trong năm cũ, vừa để nghĩ về những dự định mà mình sẽ thực hiện trong năm mới. Buổi sớm đầu xuân bao giờ cũng gợi ra trong lòng tôi rất nhiều điều, có lẽ vì vậy, tôi luôn chuẩn bị một tâm thái thật tĩnh lặng trước mùa xuân mới chỉ vừa chớm đến.
Gió hát bên đồi

Gió hát bên đồi

(GLO)- Thành phố của tôi nhô nhấp bởi thung sâu đồi cao. Những điểm thấp là nơi mạch nước nguồn trên núi cao đổ về để hình thành nên những thửa ruộng be bé. Vùng đất của những cư dân bản địa lâu đời nên những khoảng bé ấy gắn với nền nông nghiệp lúa nước. Còn trên đồi cao, nơi hun hút gió thì bạt ngàn cây công nghiệp dài ngày xen lẫn cỏ hoa.
Thương lắm kơ nia!

Thương lắm kơ nia!

(GLO)- Cứ như một cô gái đội dù trên đỉnh núi và hóa mộc, hóa thạch ở đó. Từ xa, nhìn nó rất giống một hình nhân và tàng lá kia rõ tựa đang che dù trên đầu. Hình ảnh sống động này dứt khoát là chân dung của một hình tượng. Chắc là hình tượng tâm linh rừng-người-đất-xứ, thoát ra khỏi bản thể thật của một loài cây.