Ký ức ngày mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tây Nguyên đã vào mùa khô, lớp đất bazan nâu sậm, dẻo quánh của mùa mưa đang bị cái nắng chói chang làm cho khô cong rồi chuyển thành bụi mịn. Đồi cỏ đã bắt đầu hồng, dã quỳ khoe sắc nắng, những cung đường thoai thoải dốc của cao nguyên thêm những tháng ngày dài theo thương nhớ, gọi mời khách phương xa. 
Mùa khô cũng là lúc cà phê vào mùa thu hoạch. Những chiếc xe công nông bắt đầu nổ máy để chở đoàn người đi vào rẫy, những bao, bạt, lỉnh kỉnh thức ăn và cả những gương mặt chỉ còn đôi mắt ló ra sau lớp khẩu trang. Vô tình bắt gặp cảnh tất bật này, tôi lại chạnh lòng nhớ về những ngày mùa xa xưa. 
Ngày ấy, cái xóm nhỏ đi kinh tế mới của tôi chỉ có vài ba nóc nhà, nhà nào cũng có rẫy. Sớm tinh mơ, khi trời còn nhá nhem tối, người lớn đã chuẩn bị xong xuôi để đi vào rẫy thì đám trẻ con ở nhà cũng phải tự lo việc nhà. Học chỉ một buổi, một buổi được ở nhà nên đứa nào học buổi sáng thì lo ăn sớm rồi gọi nhau đi học cho kịp giờ, đứa ở nhà lo nhóm bếp, bắc nồi cám to đùng lên cho bầy heo rồi mới bắt đầu sắp xếp công việc, đứa lo lấy rau heo, đứa lo quét sân để đợi ráo sương là kéo các bao tải cà phê ra phơi. Nhà nào cũng chừng nấy việc, đám trẻ chúng tôi quyết định đi từ đầu xóm đến cuối xóm cùng nhau làm. Xong việc thì nhà đứa nào đứa ấy về, lo nấu nướng, dọn dẹp và học bài, đến tầm 9 giờ thì chân trần ra sân đảo xới một vòng cho cà phê ráo nắng. Nếu nắng đều và to, một sân đầy cà phê chỉ cần phơi dăm hôm là đóng bao được. 
 Ảnh minh họa (nguồn Internet).
Ảnh minh họa (nguồn Internet).
Nắng ráo thì chiều đến cũng phải thu cà phê, che chắn cho cẩn thận, sợ buổi đêm lỡ trời đổ mưa. Phải đến tối nhọ mới thấy bố mẹ tất tả từ rẫy về, trên xe đạp chất 2 bao cà phê to nặng. Cả nhà lúi húi tháo dỡ, đặt vào trong góc sân rồi mới vào bữa muộn. Tối ngày mùa, nhà nào cũng đi nghỉ sớm, giữ sức cho ngày lao động hôm sau. Những ngày mùa cũng nhanh chóng hết khi những bao to, bao nhỏ chất đầy hàng hiên, cái sân chơi của các nhà đều chuyển mình thành sân phơi cà thì đám trẻ tận dụng ngày nghỉ để đi vào rẫy để mót cà, tiện thể cất chút vốn riêng cho mình.
Theo những mùa cà phê, chúng tôi dần khôn lớn. Cái rẫy xa trơn trượt đường đất khi đi bằng xe đạp ngày xưa bây giờ đã gần hơn khi đường được trải nhựa và nhà nào cũng sắm xe máy, xe công nông. Những sân phơi bằng đất ngày xưa giờ đã được trải xi măng láng mịn thì hầu như chẳng mấy nhà còn rẫy. Chúng tôi giờ đây cũng đang tất bật muôn nơi, nhưng những ký ức xa lăng lắc ấy vẫn in dấu trong lòng, bởi ngày mùa của thơ ấu đấy đã nuôi lớn cả khoảng trời rộng rãi hôm nay.
KIM SƠN 

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...