"Đánh thức" tiềm năng du lịch Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gia Lai sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ gắn với những bản sắc lâu đời của bà con dân tộc thiểu số người Bahnar, Jrai... Những tiềm năng du lịch ấy vẫn đang chờ được "đánh thức" để tạo ra các sản phẩm du lịch giá trị.

 Bảo tàng Gia Lai trưng bày, lưu giữ các vật dụng của người bản địa từ xa xưa
Bảo tàng Gia Lai trưng bày, lưu giữ các vật dụng của người bản địa từ xa xưa


Gia Lai là một tỉnh phía Bắc Tây Nguyên, cũng là một cửa ngõ quan trọng khi có các trục quốc lộ 14, 19, 25 nối liền các khu vực Đông Nam bộ, Duyên hải miền Trung, TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Gia Lai còn là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch khá đa dạng với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều danh lam thắng cảnh còn giữ nguyên nét hoang sơ. Một kho tàng văn hóa di sản phi vật thể của nhân loại là “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” được UNESCO công nhận.

Trong những năm qua, UBND tỉnh Gia Lai đã xây dựng nhiều đề án nhằm quy hoạch tổng thể ngành du lịch của tỉnh nhà. Qua đó mở rộng cửa, tạo các chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp du lịch vào tìm hiểu và phát triển quảng bá, đưa du lịch Gia Lai hội nhập vào du lịch Việt Nam. Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2017 với chủ đề “Gia Lai - Tiềm năng - Hợp tác - Phát triển” vừa qua cũng là “đòn bẩy” để ngành du lịch Gia Lai bước sang một trang mới.

Mới đây, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai đã phối hợp với Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh cùng hơn 20 doanh nghiệp kinh doanh du lịch của hai địa phương đi thực tế, khảo sát các điểm du lich ở TP. Pleiku, Chư Pah, khu vực Đông Trường Sơn như các huyện: Kbang, Đak Pơ và thị xã An Khê. Qua đó, đánh giá đúng thực trạng về những tiềm năng, thế mạnh của du lịch Gia Lai. Đây cũng là dịp để Gia Lai có thể giới thiệu đến các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch và khách du lịch những gì mà Gia Lai đang sở hữu; lắng nghe những ý kiến đóng góp của các thành viên trong đoàn để có thể xác định được vị trí của Gia Lai, khắc phục những điểm còn hạn chế.

Bà Phan Yến Ly-đại diện Công ty du lịch Sài Gòn Tourist-nhận xét: “Theo tôi, Gia Lai đã có trong mình những nét đặc trưng riêng mà không nơi nào có được. Nhưng để biến nó thành một sản phẩm du lịch thì tỉnh cần nỗ lực hơn nữa trong việc bảo tồn, quảng bá, xây dựng một môi trường du lịch thân thiện. Đồng thời, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông, tập huấn, nâng cao trình độ cho những các hướng dẫn viên, chuyên viên du lịch…”.

Theo ông Hà Trọng Hải-Giám đốc Công ty Du lịch Cao Nguyên Việt, Gia Lai-một công ty du lịch đã gắn bó với ngành du lịch Gia Lai hơn 20 năm: “Gia Lai đang nắm giữ một “viên ngọc quý” mà thiên nhiên đã ban tặng. Những nét văn hóa cồng chiêng và cảnh sinh hoạt đời thường của bà con đồng bào dân tộc đã mang đến cho Gia Lai những nét đặc trưng riêng. Các khách du lịch đến với Gia Lai cũng rất thích thú với vẻ hoang sơ, mộc mạc ở mảnh đất bazan. Nhưng khi du khách đến lại không biết đến những điểm vui chơi, tham quan, vị trí các món ăn ẩm thực đã làm nên thương hiệu cho mảnh đất Phố núi này…”.

 

 Đến với Gia Lai, du khách sẽ được hòa mình vào các lễ hội cồng chiêng
Đến với Gia Lai, du khách sẽ được hòa mình vào các lễ hội cồng chiêng



Trao đổi tai buổi tọa đàm, ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, nhấn mạnh: “Phát triển du lịch Gia Lai luôn gắn liền với lịch sử, bản sắc văn hóa, thiên nhiên. Từ những cái có sẵn, tỉnh luôn mở rộng kết nối với các tỉnh lân cận như Bình Định, Phú Yên… để tạo ra chuỗi du lịch nhằm cho du khách những chuyến đi với những trải nghiệm mới mẻ. Tỉnh cũng đã lên kế hoạch để bồi dưỡng nguồn hướng dẫn viên, nhân viên du lịch để cùng nhau xây dựng một ngành du lịch Gia Lai bền vững, phát triển”.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ-Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, cho biết: Hiện tại, lãnh đạo hai địa phương Gia Lai và TP. Hồ Chí Minh đã xác định và tiến hành ký kết hợp tác, việc ký kết này đã tạo nền tảng để đẩy mạnh quảng bá du lịch Gia Lai tại TP. Hồ Chí Minh, qua đó tạo các tour du lich văn hóa, du lịch cộng đồng. Việc kết nối giữa hai địa phương cũng đã làm phong phú thêm món ăn tinh thần nhằm phục vụ du khách trong và ngoài nước thêm nhiều lựa chọn…Trong thời gian sắp tới, hai bên sẽ có nhiều hỗ trợ để biến du lịch Gia Lai thành những sản phẩm có giá trị phục vụ du khách.

Du lịch Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có vẫn chưa được đầu tư khai thác để tạo ra các sản phẩm du lịch giá trị. Để “đánh thức”, khai thác hiệu quả hơn nữa tiềm năng du lịch Gia Lai thì không thể thiếu sự liên kết. Trước hết là liên kết liên vùng với khu vực miền Trung, Nam Trung bộ, sau đó là các tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, tạo các tour du lịch “lên rừng, xuống biển”.

Chí Anh (theo dulichvn)

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).