Dằng dặc những nhớ thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dằng dặc những nhớ thương về Hà Nội đã chảy trong tôi từ những câu chuyện của ông ngoại.

 Cột cờ Hà Nội nhìn từ Bảo tàng Lịch sử quân sự - Ảnh Lưu Quang Phổ
Cột cờ Hà Nội nhìn từ Bảo tàng Lịch sử quân sự - Ảnh Lưu Quang Phổ



1. Ngày còn sống, mỗi lần kể về Hà Nội, ông ngoại tôi thường bắt đầu bằng câu “Hà Nội ở xa lắm”. Hà Nội ở xa lắm nhưng trong những câu chuyện của ông. Chúng tôi vẫn tưởng tượng ra một Hà Nội cổ kính, có cầu Thê Húc màu đỏ son, có cụ Rùa Hồ Gươm, có làng hoa Ngọc Hà, có làng đào Nhật Tân. Hà Nội - thủ đô của cả nước lúc nào cũng nhộn nhịp, đông vui, người xe qua lại như mắc cửi.

Ông kể về Hà Nội của ngày chiến tranh, bom Mỹ phá nát những ngôi nhà, những con phố, trùm lên bao đau thương, tang tóc.


Nhưng Hà Nội không chịu khuất phục. Hà Nội bắn rơi máy bay B52 của Mỹ. Hà Nội làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Qua những câu chuyện của ông, Hà Nội hóa thân thành một chàng dũng sĩ đánh thắng tên khổng lồ gian ác. Bởi vậy, khi nghe chiếc đài cát-xét nhỏ của ông vang lên: “Đây là Đài tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, chúng tôi lại mơ ước một lần được ra Hà Nội, viếng lăng Bác, thăm Hồ Gươm, ăn kem Tràng Tiền. Trong trí óc non nớt của chúng tôi lúc ấy, được ra thăm Hà Nội là một điều gì đó thật lớn lao, những người được “ra thăm Hà Nội” là những người thật “oách”, thật hạnh phúc và vui sướng.

Nhưng mãi đến tận khi lớn lên tôi mới được biết, cả cuộc đời của mình, ông ngoại chưa từng một lần được “ra thăm Hà Nội”. Dù rằng khoảng cách từ Hà Nội về đến quê tôi chỉ 100 cây số. Cái khoảng cách mà bây giờ, khi đã có đường cao tốc, chỉ cần ngồi trên xe dịch vụ, nghe hết vài bản nhạc là xe đã đỗ tận cổng nhà. Nhưng với ông ngoại tôi, một người cả một đời lam lũ, cơ cực, ba tháng mất cha, mười tuổi mồ côi mẹ, hơn bốn mươi tuổi đời lại mất vợ, một mình gồng gánh nuôi đàn con 7 đứa khôn lớn, thì cái khoảng cách ấy quả là xa lắm.

Những câu chuyện về Hà Nội ông có được thông qua sách, báo, qua chiếc đài cát-xét đã cũ, giọng phát thanh viên lúc nào cũng nghe rè rè. Ông chưa từng được ra thăm Hà Nội, nhưng những câu chuyện của ông đã nhen nhóm trong lòng chúng tôi niềm tự hào về đất nước, về mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến của Tổ quốc. Tôi tin rằng, ông cũng luôn mơ ước một lần được ra thăm Hà Nội, xem bắn pháo hoa vào dịp mùng 2.9, nên những câu chuyện của ông mới cuốn hút và say mê đến thế.

2. Lần đầu tiên tôi được ra thăm Hà Nội là vào kỳ nghỉ hè năm lớp hai. Để thưởng cho tấm giấy khen học sinh tiên tiến, bố mẹ tôi đăng ký cho tôi tham gia chuyến thăm quan Hà Nội do đoàn Thanh niên xã tổ chức. Lần đầu tiên được ra Hà Nội, được viếng lăng Bác, thăm Bảo tàng Quân sự, tất cả đều mới mẻ và lạ lẫm. Hơn hai mươi năm trôi qua, tôi vẫn còn nhớ được những kỷ niệm của chuyến đi đầu tiên ấy. Vẫn nhớ được rằng, lúc về đã mua ba chiếc bánh mì Hà Nội làm quà cho những đứa em ở nhà.

Và đến giờ, mỗi lần nhớ đến chuyến thăm quan Hà Nội lần đầu tiên của mình, trong tôi vẫn rưng rức một niềm thương. Nhà nghèo, để tôi được tham gia chuyến đi ấy, bố tôi đã phải chắt chiu những đồng tiền từ mấy ngày công đi phụ hồ, mẹ đã mang chiếc áo sơ mi dài tay duy nhất mà mẹ có sửa thành áo cho tôi mặc. Chuyến đi đong đầy tình yêu của bố mẹ tôi đến thế hỏi làm sao mà không nhớ, không thương cho được. Nhớ để thấy mình hạnh phúc vì dẫu nghèo nhưng bố mẹ đã cho mình một tuổi thơ đủ đầy những yêu thương.

3. Hà Nội còn là nơi gửi gắm những trông ngóng, mong chờ của chị em tôi. Những chiều ba chị em dắt nhau ra đầu ngõ ngóng những chuyến xe từ Hà Nội về ngang qua. Cứ ngóng đến khi bóng tối phủ kín, khi những ngôi nhà trong xóm đã sáng lên ánh điện, quây quần với nhau bên bữa cơm tối, chị em tôi mới buồn bã dắt nhau về.

Để nuôi mấy đứa con được ăn học đàng hoàng, mẹ tôi ra Hà Nội làm giúp việc. Mấy tháng một lần, mẹ được về thăm nhà mấy ngày. Mẹ về, tíu tít những câu chuyện về Hà Nội. Mẹ may mắn gặp được đôi vợ chồng trẻ người Hà Nội tốt bụng nên thi thoảng được anh chị chủ nhà đưa đi đến những điểm nổi tiếng. Suốt những tháng năm xa mẹ, dằng dặc nỗi nhớ, tôi vẫn luôn thầm cảm ơn một Hà Nội bao dung, cảm ơn những con người Hà Nội đã giúp đỡ, cưu mang mẹ tôi và biết bao người cha, người mẹ khác trên con đường mưu sinh nhọc nhằn để nuôi nấng những khát khao cháy bỏng của con mình...

Rời xa quê, tôi sống ở nơi cách xa Hà Nội hàng nghìn cây số. Những hôm trở trời se se gió là biết Hà Nội đang trong đợt rét đậm. Chợt thương đến quay quắt lòng những mái hiên nhỏ nép mình bên vỉa hè, sẵn sàng rộng lòng cho những người mưu sinh giữa đêm đông tìm một góc nhỏ nương náu, như thương mẹ tôi của những năm tháng đã xa xôi giữa lòng Hà Nội, xin những chiếc áo ấm cũ gửi cho những đứa con nhỏ nơi quê nhà.


 

 


Theo Đào Thu Hà (TP. Gia Nghĩa, Đắk Nông/TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.