Đak Pơ quan tâm đầu tư xây dựng đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Những năm qua, huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) luôn chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực thị trấn. Nhờ đó, nhiều tuyến đường được thảm nhựa, lát vỉa hè, trồng cây xanh, lắp hệ thống điện chiếu sáng, tạo diện mạo khang trang, hiện đại.

Cảnh quan xanh-sạch-đẹp

Thị trấn Đak Pơ hiện có 35 tuyến đường chính. Mỗi năm, huyện bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp kiến thiết thị chính 4-4,5 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng đô thị. Năm 2022, huyện đã sửa chữa mặt đường một số tuyến đường trung tâm thị trấn; tu bổ Công viên Đak Pơ, lát vỉa hè đường Quang Trung, đường Trần Phú với tổng kinh phí 4,5 tỷ đồng.

Hàng năm, huyện triển khai trồng cây xanh đô thị; duy trì cây đường viền, bồn hoa, cây cảnh, thảm cỏ tại quảng trường, xung quanh công viên, hồ nước trước khu hành chính của huyện. Đến nay, khu vực nội thị có gần 1.000 cây bóng mát, hơn 400 cây cảnh, hơn 200 m cây đường viền; hầu hết các tuyến đường trung tâm thị trấn Đak Pơ được lắp điện chiếu sáng, trồng cây xanh.

Vỉa hè đường Quang Trung (thị trấn Đak Pơ) được sửa chữa, thay mới giúp cảnh quan đô thị thêm khang trang, sạch đẹp. Ảnh: N.M

Vỉa hè đường Quang Trung (thị trấn Đak Pơ) được sửa chữa, thay mới giúp cảnh quan đô thị thêm khang trang, sạch đẹp. Ảnh: N.M

Anh Nguyễn Quang Vinh (tổ 2) cho hay: Trên các tuyến đường: Quang Trung, Trần Phú, một số đoạn gạch vỉa hè bị bong tróc, hư hỏng, ảnh hưởng đến việc đi lại và mỹ quan đô thị. Vừa rồi, huyện đã tu sửa, làm mới; cắt tỉa cây xanh ở các tuyến đường này, tạo cảnh quan thông thoáng, sạch đẹp. Huyện cũng quan tâm lắp đặt một số dụng cụ tập thể dục ngoài trời tại khu vực Công viên Đak Pơ để người dân có nơi tập luyện.

“Được hưởng thụ những lợi ích về vật chất, tinh thần, tôi cũng như bà con trong tổ ý thức rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ cơ sở vật chất, chung tay cùng với địa phương xây dựng thị trấn sáng-xanh-sạch-đẹp hơn”-anh Vinh nói.

Còn bà Giang Thị Huỳnh (cùng tổ 2) thì chia sẻ: “Trước đây, tuyến đường Lê Lợi nhỏ hẹp. Sau này, huyện mở rộng, làm hệ thống mương thoát nước, trồng cây xanh khiến con đường rộng rãi, thoáng đẹp. Chúng tôi bảo nhau dọn vệ sinh trước nhà, bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc cây xanh, trồng thêm hoa, cây cảnh, tạo cảnh quan xanh mát, khu phố đẹp mắt”.

Ông Lê Văn Khanh-Tổ trưởng tổ 2-cho biết: “Trên địa bàn có 22 tuyến đường. Hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, các hộ dân tích cực dọn vệ sinh khu dân cư; thực hiện nếp sống văn minh, không xả rác bừa bãi. Bên cạnh đó, nhờ có sự quan tâm, đầu tư chỉnh trang đô thị của huyện, thị trấn nên diện mạo khu vực thay đổi rõ rệt, góp phần xây dựng cảnh quan bộ mặt thị trấn khang trang”.

Nâng tầm đô thị

Ngày 23-12-2013, thị trấn Đak Pơ được thành lập theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ. Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và sự ủng hộ của người dân, năm 2020, thị trấn Đak Pơ được công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị. Cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục đầu tư nâng cao tiêu chí đô thị Đak Pơ.

Theo Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phạm Ngọc Tuấn, thị trấn có 4 tổ dân phố và 3 làng đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, thị trấn tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa; chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đồng thời, chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng đất đai, xây dựng theo quy định của pháp luật, đảm bảo quy hoạch được phê duyệt. Từng bước triển khai tốt công tác bảo vệ tài nguyên đất đai, nguồn nước, môi trường sống, hướng dẫn và vận động người dân xử lý rác thải đúng quy định.

Nhờ được quan tâm đầu tư bộ mặt thị trấn Đak Pơ ngày càng khang trang, đổi mới. Ảnh: Ngọc Minh

Nhờ được quan tâm đầu tư bộ mặt thị trấn Đak Pơ ngày càng khang trang, đổi mới. Ảnh: Ngọc Minh

“Từ năm 2020 đến nay, bằng các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và người dân đóng góp gần 8 tỷ đồng, thị trấn đã bê tông hóa một số tuyến đường, tu sửa cống thoát nước, bê tông hóa sân nhà sinh hoạt cộng đồng, lắp đặt hệ thống nước sinh hoạt, mở rộng mạng lưới điện chiếu sáng... Đến nay, 100% hộ sử dụng điện sinh hoạt; 100% hộ sử dụng phương tiện nghe nhìn; số hộ sử dụng điện thoại, internet ngày càng tăng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống”-ông Tuấn cho biết.

Nhằm quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, huyện đã xây dựng kế hoạch với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Về vấn đề này, ông Huỳnh Văn Hơn-Phó Chủ tịch UBND huyện-thông tin: “Huyện tập trung nguồn lực thực hiện Đề án nâng cấp thị trấn Đak Pơ từ đô thị loại V lên loại IV. Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, thu gom xử lý chất thải, đảm bảo chiếu sáng công cộng đạt 75% trên các tuyến đường, cấp nước đạt 50%, thoát nước đạt 60%, thu gom xử lý chất thải đạt 50%. Phát triển hệ thống thông tin liên lạc, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G và điện thoại thông minh. Đến năm 2030, thị trấn phấn đấu nâng cao các tiêu chí phát triển vững bền đô thị”.

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

(GLO)- Nhiều khách phương xa rất thích thú khi được lên xuống trên những con dốc dài giữa phố núi Pleiku. Địa hình đồi núi mang đến sự khác lạ về tầm mắt, thay đổi về cảm xúc và đầy thêm trải nghiệm về một vùng đất. Bản sắc ấy của đô thị cao nguyên đang được bảo tồn một cách đầy chủ ý.
Đưa thiên nhiên vào không gian công sở

Đưa thiên nhiên vào không gian công sở

(GLO)- Sự hiện diện của màu xanh thiên nhiên như xương rồng mini, chậu kiểng lá nhỏ xinh nơi góc bàn làm việc cá nhân, nơi không gian giao dịch không chỉ mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn cho mọi người mà góp phần lan tỏa hình ảnh công sở xanh, thân thiện với môi trường.