Đak Đoa tạo sự đồng thuận xây dựng đô thị văn minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2017 được huyện Đak Đoa xác định là năm đột phá trong công tác chỉnh trang đô thị, xây dựng khu vực trung tâm nội thị khang trang-văn minh-hiện đại. Đây là yếu tố tích cực góp phần vào việc thu hút đầu tư theo chủ trương của huyện.
 
Chung tay xây dựng đô thị văn minh hiện đại, phấn đấu trở thành điểm đến thu hút đầu tư phát triển kinh tế-xã hội là mục tiêu lâu dài mà huyện Đak Đoa hướng đến. Để hiện thực hóa mục tiêu này, lãnh đạo huyện xác định nội lực từ trong dân là nền tảng quan trọng, kết hợp với nguồn lực đầu tư của Nhà nước đẩy mạnh chỉnh trang hạ tầng đô thị trung tâm, xây dựng nếp sống văn minh gắn với phát triển kinh tế-xã hội.

 

Các tuyến đường ở trung tâm thị trấn Đak Đoa được mở rộng chỉnh trang. Ảnh: S.C
Các tuyến đường ở trung tâm thị trấn Đak Đoa được mở rộng chỉnh trang. Ảnh: S.C

Năm 2017, huyện đã tập trung đẩy mạnh giải quyết một khối lượng lớn công việc liên quan đến đô thị: xây dựng, chăm sóc mảng xanh để tạo mỹ quan với trên 750 cây xanh, 2 công viên (khu vui chơi cộng đồng, khu dân cư Nguyễn Huệ); quản lý mạng lưới 550 bóng điện chiếu sáng công cộng khu vực thị trấn, xã Tân Bình, xã Kdang; tổ chức thu gom rác thải và vệ sinh môi trường cho khoảng 1.700 hộ dân trên địa bàn thị trấn, đồng thời mở rộng ra các xã: Nam Yang, Tân Bình, Kdang; quy hoạch nghĩa trang huyện, quản lý hệ thống đèn tín hiệu giao thông; khai thác, lắp đặt hệ thống nước sinh hoạt cho 1.200 hộ dân và tổ chức... Bên cạnh đó, huyện tiếp tục bố trí nguồn vốn để mở rộng một số tuyến đường nội thị, lắp đặt thêm hệ thống đèn chiếu sáng công cộng, đèn led trang trí trước trụ sở Huyện ủy, HĐND, UBND huyện.

Điều rất đáng ghi nhận là hoạt động chỉnh trang đô thị đã tạo được sự đồng thuận của người dân. Hưởng ứng cuộc vận động của chính quyền, người dân sinh sống trên các trục đường chính đã tự nguyện giải phóng mặt bằng, chủ động di dời hàng rào để mở rộng đường, xây dựng vỉa hè, hệ thống thoát nước. Đề cập vấn đề này, Chủ tịch UBND huyện Lê Viết Phẩm cho biết: “Để có được sự đồng thuận thì đích thân Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện đã vào cuộc vận động, giải thích cho người dân hiểu khi bộ mặt đô thị được chỉnh trang hiện đại, quy hoạch đồng bộ thì sẽ nâng giá trị đất đai, gắn liền với sự phát triển thương mại-dịch vụ. Huyện xác định 2017 là năm đẩy mạnh vận động nhân dân chia sẻ trách nhiệm trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế và hưởng ứng phong trào khởi nghiệp”.

Từ nguồn vốn Trung ương phân bổ 5 tỷ đồng, huyện đã mở rộng một số tuyến đường trên địa bàn thị trấn, hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng công cộng, đèn tín hiệu giao thông đáp ứng mật độ phương tiện gia tăng cũng như yêu cầu phát triển lâu dài, góp phần đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến quốc lộ, thị trấn và các thôn mới sáp nhập. Theo đó, hệ thống điện chiếu sáng công cộng được đầu tư lắp đặt mới 32 bộ đèn led, 3.600 mét dây cáp cho trục đường vào hội trường thôn 1, đường Nguyễn Viết Xuân nối dài (thôn 2), đường Lê Lợi nối dài (thôn 5), đường Hồ Xuân Hương, đường Phan Đình Phùng đến làng Hlâm. Đồng thời, thay 47 trụ bảng tên đường nội thị; thường xuyên duy trì lịch trực, vệ sinh các đảo giao thông, các tuyến đường Nguyễn Huệ, Wừu, khu vui chơi cộng đồng; cung cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị trấn, xã Tân Bình, xã Hneng...

Liên quan đến công tác chỉnh trang đô thị, ông Bùi Anh Khoa-Đội trưởng Đội Công trình Đô thị huyện, cho biết: “Đak Đoa là địa phương đầu tiên thực hiện lắp camera an ninh, camera giao thông thí điểm tại một số tuyến đường trên địa bàn thị trấn để phục vụ công tác giữ gìn an ninh trật tự. Điều này là cần thiết trong việc xây dựng đô thị văn minh hiện đại. Về phía Đội, bên cạnh thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên thì chúng tôi xây dựng lịch trực 24/24 giờ để đảm bảo điện chiếu sáng công cộng trong các dịp lễ, Tết; điều chỉnh giờ cắt-đóng điện phù hợp khi tiến hành sửa chữa hệ thống”.

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.