Đak Đoa: Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Huyện Đak Đoa, Gia Lai đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân và góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Cách đây 20 năm, chị Bùi Thị Mai Phương (thôn 1, xã Hải Yang) được bố mẹ cho gần 3 ha đất rẫy. Nhưng mãi đến cuối năm 2017, chị mới làm GCNQSDĐ cho diện tích này. Theo chia sẻ của chị, trước đây, để có tiền đầu tư chăm sóc vườn cây, mỗi năm, chị phải vay bên ngoài 20-30 triệu đồng với lãi suất 4%/tháng. Tính ra, khi thu hoạch, trừ các chi phí, gia đình chị lãi không bao nhiêu. Từ đó, gia đình chị quyết định làm hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ để có điều kiện vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp. “Được cán bộ địa chính xã và Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nên chỉ sau 30 ngày gia đình đã được cấp GCNQSDĐ. Nhờ đó, gia đình có điều kiện vay vốn chăm sóc vườn cây và sắp tới sẽ mở thêm xưởng mộc”-chị Phương cho biết.
 Sau khi được cấp GCNQSDĐ, nhiều hộ đã đến bộ phận một cửa Phòng Tài nguyên và Môi trường đăng ký giao dịch đảm bảo để vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển sản xuất. Ảnh: H.T
Sau khi được cấp GCNQSDĐ, nhiều hộ đã đến bộ phận một cửa Phòng Tài nguyên và Môi trường đăng ký giao dịch đảm bảo để vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển sản xuất. Ảnh: H.T
Tương tự, sở hữu 3,5 ha đất nông nghiệp cách đây hơn 20 năm nhưng mãi đến tháng 9 vừa qua, gia đình bà Đỗ Thị Bắc (thôn 1, xã Hải Yang) mới làm thủ tục đề nghị cấp GCNQSDĐ. Bà Bắc bày tỏ: Đây là diện tích đất do cả gia đình bỏ công khai hoang từ lâu nhưng vì cứ nghĩ làm hồ sơ phức tạp nên lần lữa mãi. Gần đây, được cán bộ địa chính xã thông báo có đoàn công tác của huyện về xác định, đo đạc và hướng dẫn làm hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ, gia đình rất phấn khởi và bắt tay vào làm ngay. Sau khi được cấp GCNQSDĐ, gia đình dùng để vay vốn ngân hàng đầu tư trồng 1 ha cây ăn quả và trồng dâu nuôi tằm để tăng thu nhập.
Theo ông Nguyễn Thành Thoại-Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đak Đoa, toàn huyện có 40.127 ha đất đã được đo đạc cần cấp GCNQSDĐ. Đến nay, huyện đã cấp 48.404 GCNQSDĐ với tổng diện tích trên 34.787 ha (đạt hơn 86,7%), trong đó có 720 ha đất ở, còn lại là đất nông nghiệp. Theo ông Thoại, đạt được kết quả này là nhờ UBND huyện kịp thời cấp kinh phí đo đạc và thường xuyên chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, thị trấn và các phòng chuyên môn tích cực rà soát diện tích đất được người dân sử dụng ổn định để tiến hành đo đạc và làm các thủ tục cấp GCNQSDĐ cho người dân. Riêng Phòng Tài nguyên và Môi trường hàng năm đều phối hợp với Phòng Tư pháp tuyên truyền Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn mới về cấp GCNQSDĐ đến người dân; tổ chức họp giao ban với lãnh đạo UBND và cán bộ địa chính các xã, thị trấn, Phòng Kinh tế-Hạ tầng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện cấp GCNQSDĐ. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và công khai thủ tục các loại phí, lệ phí cấp GCNQSDĐ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Đak Đoa hiện còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, một số diện tích đất sử dụng ổn định của người dân còn nằm xen kẽ với diện tích đất do các tổ chức quản lý nên việc bóc tách để tiến hành đo đạc, cấp GCNQSDĐ gặp khó khăn. Bên cạnh đó, bản đồ số liệu đo đạc theo hệ tọa độ giả định đến nay đã 20 năm nên nhiều xã có biến động. Một số hộ dân đã rời khỏi địa phương đi làm ăn xa, một số hộ ngại nộp phí sử dụng đất hoặc chưa có nhu cầu nên chưa kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ. Trong khi đó, một số hộ khác có nhu cầu đã làm hồ sơ kê khai đăng ký nhưng không được giải quyết vì rơi vào trường hợp chuyển nhượng đất đai bằng giấy viết tay sau ngày 1-1-2008.
Ông Nguyễn Thành Thoại cho biết thêm: Việc cấp GCNQSDĐ không những giúp huyện làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai mà còn giúp người dân yên tâm về tính pháp lý của thửa đất và có cơ sở để vay vốn ngân hàng nhằm đầu tư phát triển sản xuất, tránh tình trạng vay nặng lãi. Thời gian tới, Phòng sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan vận động, hướng dẫn để người dân hiểu được việc đóng phí sử dụng đất vẫn được phép chia thành nhiều lần hoặc được ghi nợ trong vòng 5 năm và được tính theo thời điểm trả tiền sử dụng đất để người dân mạnh dạn kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh thu hồi diện tích đất do các tổ chức quản lý đã được đưa ra khỏi 3 loại rừng theo Nghị quyết 100/NQ-HĐND ngày 7-12-2017 của HĐND tỉnh để giao lại cho địa phương quản lý. Trên cơ sở đó, huyện sẽ bố trí kinh phí và tiến hành đo đạc, làm các thủ tục cấp GCNQSDĐ đối với diện tích đất sản xuất của người dân. “Khi tiến hành đo vẽ đến xã nào, chúng tôi sẽ tiến hành làm các thủ tục cấp GCNQSDĐ theo hình thức cuốn chiếu để đảm bảo tiến độ cũng như không để người dân phải mất nhiều thời gian chờ đợi”-ông Thoại nhấn mạnh.
Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

“Khoác áo mới” cho đô thị vào xuân

“Khoác áo mới” cho đô thị vào xuân

(GLO)- Tại khắp các địa phương trong tỉnh Gia Lai, công tác chỉnh trang đô thị đang được khẩn trương thực hiện, bảo đảm sáng-xanh-sạch-đẹp phục vụ Nhân dân vui xuân, đón Tết Nguyên đán 2025 và chào mừng đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

Kbang: Làm đẹp không gian đô thị chào đón Xuân mới. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang làm đẹp không gian đô thị chào đón Xuân mới

(GLO)- Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang đến gần, cơ quan chức năng và người dân huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đang khẩn trương chỉnh trang đô thị, làm đẹp các tuyến đường góp phần tạo diện mạo phố xá sáng-xanh-sạch-đẹp đón mừng Xuân mới.

Nhiều bạn trẻ đã đặt lịch chụp ảnh từ sớm để đón Tết Nguyên đán 2025 (ảnh nhân vật cung cấp).

Dịp Tết, nhiều dịch vụ “ăn nên làm ra”

(GLO)- Ngay từ đầu tháng Chạp, nhu cầu đăng ký, sử dụng các dịch vụ trong dịp Tết như chụp ảnh, dọn nhà, giặt ủi... của người dân tăng cao. Đây cũng là khoảng thời gian các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ này “ăn nên làm ra”.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.